Trang:Co xuy nguyen am.pdf/18

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 15 —

Bài thí dụ trên này như câu thứ III: (Ngư-ông) đối với câu thứ IV: (Mục-tử), đó là chữ nho lại đối với chữ nho; câu thứ V: (ngàn-thông) đối với câu VI: (dặm-liễu), đó là cây thông lại đối với cây liễu, như thế là chữ đối chỉnh.

Cảnh thu
(Hồ-xuân-Hương)

Thánh-thót tầu tiêu[1] mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu-xơ.
Xanh om cổ-thụ tròn xoe[2] tán,
Trắng xóa tràng-giang phẳng lặng[3] tờ.
Bầu giốc giang sơn say chấp rượu![4]
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.[4]
Ờ hay! cảnh cũng ưa người nhỉ,
Ai thấy ai mà chẳng ngẩn-ngơ!

Bài trên này câu thứ III: Sắc xanh đối với câu thứ IV: Sắc trắng, đó là đối chọi mùi; chữ (om) chữ (xóa) là tiếng bóng bảy mà nhẹ, lại đối với nhau; (cổ-thụ), (tràng-giang) là chữ nho, lại đối với chữ nho; câu thứ V, VI: Rượu đối với thơ, như thế mới là đối chỉnh không lép chữ nào.

Cách đối xuất sáo. — Lại như câu thơ mừng quan Chợ: « Ngựa hồng ngày cưỡi hầu hai buổi, súng lục đêm tuần đạn một viên » đó là hồng-sắc đối với lục-liên, đối lấy tiếng mà cũng chỉnh, lại là một cách đối xuất-sáo.

Kỵ trùng ý

Trong một bài thơ thì phải mỗi câu một ý, mỗi chữ một ý, hay là trong một câu, một chữ, mà có hai ba ý thì càng hay, chớ không nên trùng điệp.


  1. Là lá chuối tiêu.
  2. Có bản là chữ như.
  3. Có bản là chữ ngỡ.
  4. a ă Hai câu này có bản là: « Còi mục thét trăng miền khoáng-dã, chài ngư chăng gió bãi bình-sa. » Nhưng xét ra thì sai vần, mà có trăng thì không phải cảnh ban chiều đang mưa.