Trang:Co xuy nguyen am.pdf/19

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 16 —

Thí dụ như vịnh xuân, câu thực đã tả cảnh trăm hoa đua nở; đến câu luận lại kể những nghìn hồng muôn tía, thế là ý câu nọ lại trùng với ý câu kia.

Hay là trong một câu có bảy chữ, mà đặt rằng: « Nửa đêm giờ Tý trống canh ba » thế là ngần nấy chữ chỉ có một ý, đều là trùng ý, phải nên kiêng kỵ.

Kỵ trùng chữ

Trong một bài thơ không nên dùng chữ trùng nhau, chỉ có câu phá, câu thừa cùng hai câu kết, có dùng một đôi chữ trùng nhau cũng được; còn như hai câu thực, hai câu luận thì không nên trùng, thí dụ như sau này.

Nước lụt thăm bạn (là quan Bùi Châu-cầu)
(Quan Tam-nguyên Yên-đổ)

Ai lên nhắn hỏi bác Châu-cầu:
Lụt lội năm nay bác ở đâu?
Mấy ổ lợn con mua đắt rẻ?
Và gian nếp cái ngập nông sâu?
Phận thua suy tính càng thêm thiệt,
Tuổi cả chơi bời họa sống lâu.
Em cũng chẳng no mà chẳng đói,
Thung thăng chiếc lá rượu lưng bầu.

Phá, thừa, kết dùng chữ trùng nhau. — Bài thí dụ trên này câu phá: — « Bác Châu-cầu ». Câu thừa: — « Bác ở đâu? » Trùng hai chữ (bác). Câu thứ 7 trùng hai chữ (chẳng), đại khái như câu phá, thừa, kết, thì trùng một đôi chữ như thế cũng được, còn những câu khác không nên dùng chữ trùng điệp.

Vì là câu thực hay là câu luận phải làm chỉnh-đối; nếu có dùng chữ trùng-điệp, thì đối lại cũng phải dùng chữ trùng-điệp mới được, thí dụ như bài sau này: