Trang:Co xuy nguyen am.pdf/9

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 6 —

Thất-ngôn Đường-luật

Thất-ngôn bát-cú. — Thơ thất-ngôn làm theo luật Đường mỗi câu bảy chữ đủ cả 8 câu, kể như sau này:

Câu thứ I là câu phá-đề, nghĩa là phá vỡ đầu đề mà nói tóm tắt cả đại ý lên trước.

Câu thứ II là câu thừa-đề, hoặc gọi là nhập-đề, nghĩa là thừa ý câu phá mà nói vào đầu đề; hai câu phá, thừa này không cần phải đối.

Câu thứ III, thứ IV là hai câu thực, nói thích thực nghĩa bài cho rõ, hoặc tả cảnh, hoặc tả tình, cũng phải nói vẽ ra như thực, hai câu này phải đặt đối với nhau.

Câu thứ V, thứ VI là hai câu luận, bàn luận ý đầu bài mà câu thực nói chửa hết, thì lại bàn thêm ra cho rộng, hai câu này lại đối với nhau.

Câu thứ VII, thứ VIII là hai câu kết, nghĩa là nói tổng-kết cả ý bài lại, hay là nẩy thêm ra ý khác nữa thì càng hay, hai câu kết này cũng không phải đối.

Thất-ngôn tứ-tuyệt. — Còn như thơ thất-ngôn tứ-tuyệt chỉ có 4 câu 3 vần mà thôi, thì không cần phải đối. Song có khi hai câu đầu làm đối nhau ngay, thì câu đầu tiên không phải vần nữa, chỉ có 2 vần ở về cuối câu thứ hai và cuối câu thứ tư mà thôi. Nhưng phải nói nhứt-khí, nghĩa là nói sao cho chuốt một hơi.

Làm thơ phải theo luật. — Trước khi làm thơ cần phải phân biệt tiếng bằng, tiếng trắc, để biết cho rõ luật bằng, luật trắc, rồi cứ theo luật mà làm.

Thể thơ bằng trắc có 2 luật: Một luật bằng, một luật trắc, nay xin lấy chữ (b) để tắt cho tiếng bằng, chữ (t) để tắt cho tiếng trắc, chữ (v) để tắt cho tiếng vần, mà kể ra sau này: