Trang:Con duong chinh nghia, quyen 2.pdf/24

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

Nhắc lại các nguyên-tắc trường-cửu của chính-sách về các vấn-đề nói trên, Chính-phủ Cộng-hòa Việt-Nam, một lần nữa, muốn nhấn mạnh ý chí rõ rệt bảo vệ nền độc-lập của Việt-Nam và hòa-bình cùng tự-do tại Đông-Nam-Á.

*

* *

Thông-điệp của Tổng-Thống gởi Quốc-Hội
ngày 17-4-56


Thưa Ông Chủ-Tịch Quốc-Hội,

Quý ông Dân-Biểu,

Thừa ủy-nhiệm của Quốc-Dân trong cuộc trưng-cầu dân ý ngày 23 tháng 10 năm 1955 và chiếu Hiến-ước tạm thời, tôi trân trọng chuyển đến Quốc-Hội ý-kiến của tôi về vấn-đề lập-hiến.

Để thực-hiện dân-chủ, nhiều bản hiến-pháp đã được thảo ra và ban hành. Từ thế-kỷ thứ 18 và trong thế-kỷ 19 đā xuất hiện những hiến-pháp thiết-lập chánh-thể mà sau này người ta gọi là « dân-chủ chánh-trị » trong đó « cá-nhân chủ nghĩa » và « tự-do chủ-nghĩa » được đề cao như một bí quyết giải-phóng con người, đưa nhân loại đến hạnh phúc. Nhưng đem ra áp dụng trong thực tế, chế độ ấy nếu đã đem lại tự do cho một số công dân thì cũng đã làm sút kém hiệu năng của chánh quyền trong công cuộc phục vụ quyền lợi chung, làm cho chánh quyền bất lực không thể giải quyết những bất công xã hội.

Khuyết điểm này càng nổi bật trước hai cuộc thế giới chiến tranh, cho nên trong một vài nước đã thiết lập chế độ « phát-xít » mà mục đích là để tập trung tất cả các quyền hạn trong tay chánh quyền, kết quả là đưa đến độc tài cá nhân.

Một phản ứng khác biểu lộ trong chế độ Cộng-sản và chế độ mệnh danh là « Dân-chủ nhân-dân » cũng lấy cớ tổ chức một chánh quyền hữu hiệu nói rằng để thực hiện

29