Trang:Con duong chinh nghia, quyen 2.pdf/25

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

một xã hội công bằng, nhưng đã đưa đến độc tài đảng trị, thủ tiêu tự do, cưỡng bách mọi người.

Chính ở trong chánh-thể « dân-chủ chánh-trị » xưa nay vẫn trung-thành với khái-niệm dân-chủ, một trào-lưu tư-tưởng đã đòi hỏi các triết-học-gia phải xét lại căn-bản của khái-niệm dân-chủ, phương-pháp và cơ-sở để thực-hiện khái-niệm ấy.

Vì vậy mà trong nhiều nước, hiến-pháp đã được tu-chỉnh hoặc tân-lập và nhiều đạo-luật đã được ban-hành, đem lại những sự sửa đổi quan-trọng trong các cơ-sở chánh-trị. Những hiến-pháp và đạo-luật ấy nhằm mục-đích dung-hòa tự-do cá-nhân với sự đòi hỏi của đời sống tập-thể, để thực hiện quan-niệm nhân-vị. Theo quan-niệm này, ngoài những quyền tự-do chánh-trị có tánh-cách tiêu-cực, con Nguời còn phải được hưởng dụng các tự-do có tánh-cách tích-cực về phương-diện kinh-tế và xã-hội. Chánh-quyền được tổ-chức trên căn-bản đại-diện nhân-dân rộng-rãi hơn, có những quyền-hạn mạnh lớn hơn, vững bền hơn và hữu hiệu hơn, để trợ lực người công-dân tránh những nguy hại của nền văn-minh vật chất và để bảo-đảm đời sống và tự-do cho mọi người.

Dân-tộc ta nhiệt-thành tiếp-nhận những kinh-nghiệm của các nước dân-chủ, nhất là vì những kinh-nghiệm ấy thích-hợp với quan-niệm nhân-bản và hoàn cảnh lịch-sử Việt-Nam.

Về mặt địa-lý, ở tiền tuyến của thế-giới tự-do, trên con đường giao-thông và di-dân quốc-tế, giữa những tư-trào cách-mạng, nước ta luôn luôn bị đe-dọa.

Cho nên hiện nay những vấn-đề quan-trọng mà chúng ta phải giải-quyết không phải chỉ là những vấn-đề nhất thời hay ngẫu nhiên. Hơn ở nhiều nước khác, nước ta phải phòng ngừa để khỏi rơi lại dưới ách nô-lệ của các lực-lượng phong-kiến nội bộ hay của đế-quốc ngoại-lai vì lý do địa-dư và nhất là vì cộng-sản đang thống-trị miền Bắc lăm-le lũng-đoạn miền Nam. San khi lãnh-thổ thống-nhất, nước ta vẫn còn ở trong một địa-thế bấp bênh và nguy hiểm, vì ở sát cạnh những khối dân-tộc đông-đúc trù-mật.

30