Trang:Cong bao Chinh phu 1057 1058 nam 2017.pdf/39

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
40
CÔNG BÁO/Số 1057 + 1058/Ngày 27-12-2017


b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng được bảo vệ và phát triển theo hợp đồng khoán đã ký với chủ rừng;

c) Bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng là tổ chức do Nhà nước thành lập phải quản lý, sử dụng số tiền được chi trả theo quy định của pháp luật.


Chương VII
CHẾ BIẾN VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN

Mục 1
CHẾ BIẾN LÂM SẢN

Điều 66. Chính sách phát triển chế biến lâm sản

1. Chính sách phát triển chế biến lâm sản được quy định như sau:

a) Hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết với chủ rừng để tạo vùng nguyên liệu, quản lý rừng bền vững, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới và giải pháp tăng trưởng xanh, nâng cao giá trị gia tăng;

b) Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản;

c) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trong chế biến lâm sản.

2. Chính sách phát triển chế biến lâm sản quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 67. Chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng

1. Cơ sở chế biến và hoạt động chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn thực phẩm và phù hợp với Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

2. Việc chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và mẫu vật các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải bảo đảm các điều kiện sau đây: