Trang:Cong bao Chinh phu 1057 1058 nam 2017.pdf/42

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
43
CÔNG BÁO/Số 1057 + 1058/Ngày 27-12-2017


thủ quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

đ) Thương mại nội địa lâm sản phải thực hiện quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản;

e) Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

2. Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng được quy định như sau:

a) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp phải bảo đảm truy xuất nguồn gốc và quản lý theo chuỗi từ khai thác, trồng cấy, gây nuôi đến chế biến và tiêu dùng;

b) Mẫu vật các loài quy định tại điểm a khoản này phải được đánh dấu xác định nguồn gốc hợp pháp phù hợp với tính chất và chủng loại của từng loại mẫu vật, bảo đảm chống làm giả hoặc tẩy xóa;

c) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ truy xuất nguồn gốc và đánh dấu mẫu vật các loài quy định tại điểm a và điểm b khoản này.


Chương VIII
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG

Mục 1
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHUNG CỦA CHỦ RỪNG

Điều 73. Quyền chung của chủ rừng

1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật.

2. Được hưởng lâm sản tăng thêm từ rừng do tự đầu tư vào rừng tự nhiên, rừng trồng là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

3. Sử dụng rừng phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất trồng rừng theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai.