Trang:Cong bao Chinh phu 1061 1062 nam 2017.pdf/28

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
29
CÔNG BÁO/Số 1061 + 1062/Ngày 29-12-2017


Điều 47. Quản lý rủi ro bảo lãnh Chính phủ

1. Khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phải được theo dõi để phòng ngừa, xử lý rủi ro.

2. Đối tượng được bảo lãnh có các khoản nợ hoặc nợ quá hạn với Quỹ tích lũy trả nợ phải chịu sự giám sát của Bộ Tài chính theo quy định của Chính phủ.

3. Việc phòng ngừa, xử lý rủi ro bảo lãnh Chính phủ thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.

Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan cấp bảo lãnh, đối tượng được bảo lãnh, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Cơ quan cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ là Bộ Tài chính có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì thẩm định đề xuất chủ trương, đề xuất cấp bảo lãnh Chính phủ và thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ;

b) Tham gia đàm phán, cho ý kiến về thỏa thuận vay, phương án phát hành trái phiếu trên cơ sở hồ sơ do đối tượng được bảo lãnh cung cấp;

c) Giám sát việc sử dụng vốn vay; kiến nghị biện pháp, chế tài xử lý trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong trả nợ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

d) Thực hiện nghĩa vụ của người bảo lãnh phát sinh theo văn bản bảo lãnh trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ;

đ) Áp dụng các biện pháp, chế tài theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ và các chi phí phát sinh từ việc trả nợ thay cho đối tượng được bảo lãnh;

e) Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.

2. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm sau đây:

a) Cung cấp đầy đủ hồ sơ, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ cung cấp cho Bộ Tài chính;

b) Chủ trì đàm phán thỏa thuận vay, phát hành trái phiếu;

c) Quản lý, sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh đúng mục đích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

d) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đối với bên cho vay;