Trang:Cong bao Chinh phu 1095 1096 nam 2020.pdf/22

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
23
CÔNG BÁO/Số 1095 + 1096/Ngày 21-11-2020


Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chậm nhất là 45 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức thảo luận, góp ý kiến và gửi báo cáo tổng hợp ý kiến đến cơ quan chủ trì thẩm tra chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp;

đ) Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo, Thường trực Ủy ban pháp luật, Bộ Tư pháp nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và hoàn thiện dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;

3. Tại kỳ họp thứ hai:

a) Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo ý kiến của đại biểu Quốc hội từ kỳ họp trước.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo có ý kiến khác hoặc Chính phủ có ý kiến khác đối với dự án, dự thảo không do Chính phủ trình thì báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định;

b) Quốc hội thảo luận về những nội dung còn có ý kiến khác nhau;

c) Tổng thư ký Quốc hội tổ chức tổng hợp ý kiến của đại biểu Quốc hội để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội và gửi cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo;

d) Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, tổ chức việc nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo;

đ) Chậm nhất là 07 ngày trước ngày Quốc hội biểu quyết thông qua, dự thảo được gửi đến Thường trực Ủy ban pháp luật để rà soát, hoàn thiện về mặt kỹ thuật văn bản.

Thường trực Ủy ban pháp luật chủ trì, phối hợp với Thường trực cơ quan chủ trì thẩm tra, đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án, dự thảo và cơ