Trang:Cong bao Chinh phu 1095 1096 nam 2020.pdf/3

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
4
CÔNG BÁO/Số 1095 + 1096/Ngày 21-11-2020


3. Trưởng Ban soạn thảo có các nhiệm vụ sau đây:

a) Thành lập Tổ biên tập giúp việc cho Ban soạn thảo và chỉ đạo Tổ biên tập biên soạn và chỉnh lý dự thảo văn bản;

b) Tổ chức các cuộc họp và các hoạt động khác của Ban soạn thảo;

c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban soạn thảo.

4. Thành viên Ban soạn thảo có nhiệm vụ tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban soạn thảo, chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất, tính khả thi của các nội dung được phân công trong dự thảo văn bản và tiến độ xây dựng dự thảo văn bản; trường hợp vì lý do khách quan mà không tham dự được thì phải có ý kiến góp ý bằng văn bản.

Điều 55. Nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết

1. Tổ chức xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách đã được xây dựng trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước cơ quan, tổ chức trình dự án, dự thảo.

2.[1] Chuẩn bị dự thảo, tờ trình và các tài liệu có liên quan đến dự án, dự thảo.

Tờ trình dự án, dự thảo phải nêu rõ sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; quá trình xây dựng dự án, dự thảo; bố cục, nội dung cơ bản của dự thảo văn bản; tính thống nhất của dự thảo văn bản với các văn bản quy phạm pháp luật trong cùng lĩnh vực và các lĩnh vực có liên quan đến nội dung dự án, dự thảo; tính tương thích của dự thảo văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự án, dự thảo và đăng tải dự án, dự thảo trên cổng thông tin điện tử quy định tại điểm a


  1. Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 1 của Luật số 63/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.