Cơ quan, tổ chức thực hiện thăm dò, khai quật khảo cổ được hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Người chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành khảo cổ học;
b) Có ít nhất 05 năm trực tiếp làm công tác khảo cổ;
c) Được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng ý chủ trì thăm dò, khai quật khảo cổ trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Chính phủ quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2, các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Mục 2
DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA
Điều 40. Phân loại và xác định di vật, cổ vật
1. Di vật, cổ vật bao gồm:
a) Di vật, cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học thuộc các giai đoạn lịch sử của Việt Nam, của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam;
b) Di vật, cổ vật, tài liệu của Việt Nam có giá trị đối với việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia, liên quan đến sự kiện quan trọng của đất nước hoặc sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia;
c) Cá thể hoặc bộ phận hóa thạch người, động vật, thực vật thuộc thời kỳ Tiền sử Việt Nam;
d) Bản thảo tác phẩm văn học, bản gốc tác phẩm tạo hình, nhiếp ảnh có giá trị cao về nội dung, tư tưởng, hình thức nghệ thuật và có tác dụng ảnh hưởng lớn trong xã hội;
đ) Di vật, cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học có xuất xứ từ nước ngoài.
2. Di vật, cổ vật được xác định thông qua kết luận giám định quy định tại Điều 41 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết khoản 1 Điều này.