Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia không có giá trị tương đương bản gốc, không thay thế được bản gốc; không được sử dụng vì mục đích lợi nhuận; khi sử dụng phải có chú thích là bản sao.
3. Quy trình làm bản sao, chất liệu, trình tự kỹ thuật chế tác, số lượng, thời gian làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải được thể hiện chi tiết và lưu thành hồ sơ.
4. Điều kiện làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia bao gồm:
a) Có bản gốc để đối chiếu;
b) Có dấu hiệu riêng và ghi rõ thời gian chế tác trên bản sao để phân biệt với bản gốc;
c) Có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, dòng họ, cộng đồng trực tiếp quản lý, sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
d) Có giấy phép của người có thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Thẩm quyền cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép làm bản sao bảo vật quốc gia;
b) Người đứng đầu cơ quan chuyên môn về văn hóa cấp tỉnh cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật trên địa bàn.
6. Căn cứ vào quy định của Chính phủ, mục đích, sự cần thiết của việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, người có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định số lượng bản sao được làm.
7. Sản phẩm làm giống di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nhưng không đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được xác định là làm giả di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
8. Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp giấy phép làm bản sao; số lượng bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được làm.
Chương IV
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TƯ LIỆU
Điều 53. Phân loại và tiêu chí nhận diện di sản tư liệu
1. Di sản tư liệu gồm 02 thành tố là nội dung thông tin và vật mang tin.