Điều 134. Giữ bí mật thông tin của người chưa thành niên là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội
1. Các thông tin có liên quan đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên không được công khai, trừ trường hợp người đó bị truy nã theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các tài liệu, chứng cứ, thông tin có liên quan đến nhân thân, hành vi phạm tội của người chưa thành niên chỉ được sử dụng cho việc giải quyết vụ việc, vụ án, nghiêm cấm sử dụng vào mục đích khác.
3. Trong trường hợp đặc biệt cần bảo vệ người chưa thành niên, Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên công khai phần quyết định của bản án.
Mục 2
BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN, BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ
Điều 135. Các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
1. Các biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
b) Bắt người theo các trường hợp quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;
c) Tạm giữ;
d) Tạm giam;
đ) Giám sát điện tử;
e) Giám sát bởi người đại diện;
g) Bảo lĩnh;
h) Đặt tiền để bảo đảm;
i) Cấm đi khỏi nơi cư trú;
k) Tạm hoãn xuất cảnh.
2. Các biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Áp giải, dẫn giải;
b) Kê biên tài sản;
c) Phong tỏa tài khoản.
3. Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ người, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo ngay bằng văn bản cho gia đình của họ, Ủy ban nhân dân cấp xã