Trang:Cong bao Chinh phu 285 286 nam 2019.pdf/29

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
30
CÔNG BÁO/Số 285 + 286/Ngày 10-3-2019


2. Đối với báo hiệu đường thủy nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thủy chí, mốc đo đạc, phạm vi bảo vệ là 5 mét, kể từ điểm ngoài cùng trở ra mỗi phía của trụ neo, cọc neo, mốc thủy chí, mốc đo đạc.

3. Trong phạm vi bảo vệ các công trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Neo, buộc phương tiện, súc vật vào phao, cột báo hiệu, mốc thủy chí, mốc đo đạc;

b) Làm hư hỏng, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu;

c) Thải các chất độc hại ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình.

Điều 19. Trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa[1]

1. Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa[2].

2. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa[3] bị hư hỏng hoặc bị xâm hại phải kịp thời báo cho Ủy ban nhân dân, đơn vị quản lý đường thủy nội địa hoặc cơ quan công an nơi gần nhất. Cơ quan, đơn vị nhận được tin báo phải kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

Điều 20. Thanh thải vật chướng ngại

1. Vật chướng ngại trái phép trên luồng, hành lang bảo vệ luồng phải được thanh thải để bảo đảm an toàn giao thông.

Đơn vị quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi vật chướng ngại có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa.

2. Tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại trong thời hạn do đơn vị quản lý đường thủy nội địa quy định; nếu không thực hiện thanh thải trong thời hạn quy định thì đơn vị quản lý đường thủy nội địa thực hiện thanh thải vật chướng ngại đó và tổ chức, cá nhân gây ra vật chướng ngại phải chịu mọi chi phí.

3. Đơn vị quản lý đường thủy nội địa có trách nhiệm thanh thải vật chướng ngại tự nhiên hoặc vật chướng ngại không xác định được tổ chức, cá nhân gây ra.


  1. Cụm từ “kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa” được thay bằng cụm từ “kết cầu hạ tầng đường thủy nội địa” theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
  2. Cụm từ “kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa” được thay bằng cụm từ “kết cầu hạ tầng đường thủy nội địa” theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
  3. Cụm từ “kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa” được thay bằng cụm từ “kết cầu hạ tầng đường thủy nội địa” theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.