Trang:Cong bao Chinh phu 333 334 nam 2020.pdf/28

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
30
CÔNG BÁO/Số 333 + 334/Ngày 02-4-2020


nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

5. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.

6. Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án[1]

1.[2] Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

1a.[3] Tranh chấp lao động cá nhân mà hai bên thỏa thuận lựa chọn Hội đồng

trọng tài lao động giải quyết nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật về lao


  1. Tên Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 219 của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
  2. Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 219 của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
  3. Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 219 của Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.