Trang:Cong bao Chinh phu 363 364 nam 2023.pdf/61

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
62
CÔNG BÁO/Số 363 + 364/Ngày 13-02-2023


a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Thường trú tại Việt Nam;

c) Có phẩm chất đạo đức tốt;

d) Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.

4.[1] Nguyên tắc thực hiện giám định bao gồm:

a) Tuân thủ pháp luật, tuân theo trình tự, thủ tục giám định;

b) Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời;

c) Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định;

đ) Chi phí giám định được xác định theo thỏa thuận giữa người có yêu cầu giám định và tổ chức, cá nhân giám định.

5.[2] Kết luận giám định là một trong các nguồn chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết vụ việc. Kết luận giám định không kết luận về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kết luận về vụ tranh chấp.

6. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.

Chương XVII
XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ

Điều 202. Các biện pháp dân sự

Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:


  1. Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 78 Điều 1 của Luật số 07/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.
  2. Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 78 Điều 1 của Luật số 07/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.