Trang:Cong bao Chinh phu 419 420 nam 2011.pdf/21

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
22
CÔNG BÁO/Số 419 + 420/Ngày 25-7-2011


định của pháp luật để giao kết hợp đồng kiểm toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán và thông tin về kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán.

3. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán.

4. Đề nghị thay thế thành viên tham gia cuộc kiểm toán khi có căn cứ cho rằng thành viên đó vi phạm nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập trong quá trình thực hiện kiểm toán.

5. Thảo luận, giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo báo cáo kiểm toán nếu thấy chưa phù hợp.

6. Khiếu nại về hành vi của thành viên tham gia cuộc kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật.

7. Yêu cầu bồi thường trong trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam gây thiệt hại.

8. Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán

1. Cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời, khách quan thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu đã cung cấp.

2. Thực hiện yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam về việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán và điều chỉnh các sai sót để báo cáo kiểm toán không có ý kiến ngoại trừ đối với các nội dung không được ngoại trừ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 48 của Luật này. Trường hợp không điều chỉnh sai sót theo ý kiến của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, đơn vị được kiểm toán phải giải trình bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đại diện chủ sở hữu đối với đơn vị được kiểm toán.

3. Phối hợp, tạo điều kiện cho kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán.

4. Không được có hành vi hạn chế phạm vi các vấn đề cần kiểm toán.

5. Xem xét đề nghị của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam về tồn tại, sai sót trong báo cáo tài chính và trong việc tuân thủ pháp luật để có biện pháp khắc phục kịp thời.

6. Thông báo kịp thời, đầy đủ các vi phạm pháp luật và vi phạm hợp đồng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.