Trang:Cong bao Chinh phu 577 578 nam 2019.pdf/35

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
36
CÔNG BÁO/Số 577 + 578/Ngày 21-7-2019


Điều 162. Quyền, nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án

1. Pháp nhân thương mại chấp hành án có các quyền sau đây:

a) Được thông báo về việc thi hành án;

b) Được nhận các quyết định liên quan trong quá trình chấp hành án;

c) Được khiếu nại về thi hành án;

d) Được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của Luật này;

đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Pháp nhân thương mại chấp hành án có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; quyết định, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án;

b) Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án hình sự;

c) Công bố và niêm yết công khai quyết định thi hành án; thông báo việc chấp hành hình phạt và biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật này;

d) Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự về việc chấp hành án.

3. Pháp nhân thương mại chấp hành án có các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 163. Cưỡng chế thi hành án

1. Pháp nhân thương mại chấp hành án không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Pháp nhân thương mại phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án.

2. Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 164. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại

1. Căn cứ vào bản án, quyết định thi hành án và văn bản yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại,