Trang:Cong bao Chinh phu 709 710 nam 2020.pdf/42

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
44
CÔNG BÁO/Số 709 + 710/Ngày 23-7-2020


mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng.

4. Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

5. Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại.

6. Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

7. Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Thời hạn hòa giải, đối thoại tại Tòa án

1. Thời hạn hòa giải, đối thoại là 20 ngày kể từ ngày Hòa giải viên được chỉ định; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn này có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

2. Các bên có thể thống nhất kéo dài thời hạn hòa giải, đối thoại, nhưng không quá 02 tháng.

Điều 21. Chuẩn bị hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại của Hòa giải viên bao gồm:

1. Tiếp nhận đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;

2. Vào sổ theo dõi vụ việc;

3. Nghiên cứu đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;

4. Xác định tư cách của các bên, người đại diện, người phiên dịch trong vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; thông báo cho họ biết về việc hòa giải, đối thoại;

5. Yêu cầu các bên bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ; đề xuất phương án, giải pháp để giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;

6. Xây dựng phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại;

7. Mời người có uy tín có khả năng tác động đến mỗi bên tham gia hòa giải, đối thoại để hỗ trợ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;