Trang:Cong bao Chinh phu 709 710 nam 2020.pdf/48

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
50
CÔNG BÁO/Số 709 + 710/Ngày 23-7-2020


g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên, người đại diện, người phiên dịch;

h) Chữ ký của Hòa giải viên;

i) Chữ ký xác nhận của Thẩm phán tham gia phiên họp.

2. Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại được lưu vào hồ sơ hòa giải, đối thoại và giao cho các bên có mặt.

Trường hợp những người quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này vắng mặt thì Hòa giải viên phải gửi biên bản cho họ để họ có ý kiến.

3. Hòa giải viên từ chối lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Điều 32. Thủ tục ra quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án

1. Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, biên bản ghi nhận kết quả đối thoại, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành trong trường hợp các bên có yêu cầu.

2. Thời hạn chuẩn bị ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành là 15 ngày kể từ ngày Tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo. Trong thời hạn này, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công xem xét ra quyết định có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu một hoặc các bên trình bày ý kiến về kết quả hòa giải thành, đối thoại thành đã được ghi tại biên bản;

b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc ra quyết định, nếu xét thấy cần thiết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Tòa án yêu cầu có trách nhiệm trả lời Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.