Trang:Cong bao Chinh phu 719 720 nam 2020.pdf/16

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
17
CÔNG BÁO/Số 719 + 720/Ngày 25-7-2020


2. Căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:

a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;

b) Quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư của dự án;

c) Các văn bản pháp lý khác có liên quan.

3. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác; tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án;

b) Mục tiêu; dự kiến quy mô, địa điểm, thời gian thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;

c) Phương án thiết kế sơ bộ theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với dự án có cấu phần xây dựng, pháp luật khác có liên quan đối với dự án không có cấu phần xây dựng; thuyết minh sơ bộ về phương án kỹ thuật, công nghệ; sơ bộ phân chia dự án thành phần (nếu có);

d) Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường như đối với dự án đầu tư công;

đ) Sơ bộ tổng mức đầu tư; đánh giá sơ bộ phương án tài chính của dự án; dự kiến sử dụng vốn nhà nước trong dự án (nếu có); dự kiến phương thức thanh toán cho nhà đầu tư đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BTL, hợp đồng BLT;

e) Dự kiến loại hợp đồng dự án PPP; các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư; cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu.

Điều 15. Thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP

1. Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thẩm định;

b) Dự thảo tờ trình đề nghị quyết định chủ trương đầu tư;

c) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

d) Tài liệu pháp lý khác có liên quan của dự án.