Trang:Cong bao Chinh phu 861 862 nam 2015.pdf/31

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
32
CÔNG BÁO/Số 861 + 862/Ngày 25-7-2015


giữa động vật và người thì phải thông báo kịp thời cho cơ quan y tế cùng cấp, cảnh báo tới người chăn nuôi và cộng đồng để chủ động thực hiện các biện pháp cách ly động vật lây nhiễm, phòng, chống dịch bệnh động vật lây sang người;

đ) Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về giám sát dịch bệnh động vật và thông tin dự báo, cảnh báo dịch bệnh động vật; tiếp nhận và phản hồi thông tin về tình hình dịch bệnh động vật;

e) Xác nhận cơ sở tham gia chương trình giám sát dịch bệnh động vật bảo đảm an toàn.

Điều 17. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

1. Điều kiện được công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:

a) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh động vật quy định tại Điều 14 và các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 15 của Luật này;

b) Thực hiện giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật này;

c) Không xảy ra dịch bệnh động vật đăng ký công nhận trong một khoảng thời gian quy định cho từng bệnh, từng loài động vật;

d) Hoạt động thú y trong vùng, cơ sở đó bảo đảm kiểm soát được dịch bệnh động vật.

2. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được ưu tiên trong việc lựa chọn cung cấp con giống, động vật và sản phẩm động vật.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

Điều 18. Khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người

1. Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người phải được xây dựng thành chương trình, kế hoạch trong từng thời kỳ.

2. Việc khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật bao gồm các nội dung sau đây:

a) Nghiên cứu, điều tra phát hiện tác nhân gây bệnh, tác nhân truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật; phân tích, đánh giá nguy cơ gây bệnh, lây nhiễm dịch bệnh động vật;

b) Phát hiện dịch bệnh động vật sớm, dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lây lan ra diện rộng;

c) Thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật bao gồm sử dụng vắc-xin, vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh và biện pháp kỹ thuật bắt buộc khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;