Trang:Cong bao Chinh phu 999 1000 nam 2019.pdf/21

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
22
CÔNG BÁO/Số 999 + 1000/Ngày 28-12-2019


d) Thực hiện chế độ, chính sách đối với người vận hành, điều khiển phương tiện kỹ thuật dự bị được huy động theo quy định của Luật này;

đ) Tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức chi cho việc đăng ký, quản lý, sinh hoạt và kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị; quản lý phương tiện kỹ thuật dự bị; tập trung, vận chuyển, giao nhận quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật dự bị.


Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG XÂY DỰNG, HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN

Điều 35. Trách nhiệm của Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên bao gồm:

a) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

b) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

c) Quy định và tổ chức thực hiện chế độ, chính sách về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

d) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;

đ) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên và có trách nhiệm sau đây:

1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên;