Trang:Conhandamluan.pdf/19

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 16 —

bạc thì loạn cương-kỷ, học trò mà cờ bạc thì bài vở sao-nhãng; tiểu-nhân mà cờ bạc thì nhà cửa bần-bách; nô tì mà cờ bạc thì phải đòn vọt; làm ruộng mà cờ bạc thì cầy cấy mất mùa, vậy thì tôi không thể chơi cờ với ngài được ». Khổng-Tử nói: « Tao với mày muốn ra bình thiên hạ, ý mày thế nào? » Thác đáp: « Thiên-hạ thì bình làm sao được, có núi cao, có sông hồ, có Vương-hầu, có tôi tớ. Núi cao mà bình thì chim muông ở vào đâu? Sông hồ mà bình thì cá dải ở vào đâu? Vương-hầu mà bình thì dân trông vào đâu? Tôi tớ mà bình thì lấy ai sai khiến? Thế thì bình làm sao được? » Khổng-Tử hỏi: « Thế mày có biết lửa nào là không có khói, nước nào mà không có cá, núi nào không đá, cây nào không cành, người nào không vợ, vợ nào không chồng, châu nào không sừng, ngựa nào không vó, đực nào không cái, cái nào không đực, thế nào là quân-tử, thế nào là tiểu-nhân, thế nào là không đủ, thế nào là có thừa, thành nào không chợ, người nào không chữ? » Thác đáp: « Lửa đom đóm không có khói, nước giếng không có cá, núi đất không đá, cây khô không cành, người tiên không vợ, ngọc nữ không chồng, châu đất không sừng, ngựa gỗ không vó, đực góa không cái, cái góa không đực, hiền gọi quân-tử, ngu gọi tiểu-nhân, ngày đông không đủ, ngày hạ có thừa, thành vua không chợ, kẻ dốt không chữ. » Khổng-Tử lại hỏi: « Mày có biết giời đất thế nào là kỷ-cương, âm dương, thế nào là chung thủy, đâu là tả, đâu là hữu, đâu là trong, đâu là ngoài, ai là cha, ai là mẹ, ai là chồng, ai là vợ, gió tự đâu mà lại, mưa tự đâu mà đến, mây tự đâu mà ra, sương tự đâu mà bốc, giời đất xoay vần bao nhiêu dậm? ». Thác đáp: « chín chín tám mươi mốt, là kỷ-cương giời đất; tám chín bẩy mươi hai, là