Trang:Conhandamluan.pdf/66

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 63 —

68. — CẨN NGÔN

Một hôm đức Khổng-Tử dẫn các học trò vào chơi trong một cái chùa. khi qua sân chùa, học trò thấy có một người bằng đá tạc đứng ở sân, miệng khóa bằng ba cái khóa đồng, học trò mới hỏi ngài thế là ý gì vậy? ngài quay lại bảo các học trò rằng: « Ấy là người ngày xưa giậy cách nói phải giữ mồm là như thế đó, có nói phải cẩn ngôn ».

69. — NHỜI NÓI QUAN

Mậu-Xương-Kỳ làm quan đời nhà Minh, một hôm có một người bạn ở xa viết thơ hỏi thăm nơi trốn quan trường nay ra sao? Xương-Kỳ viết thơ đáp lại có câu rằng: « ..... việc quan trường ngày nay ví như sóng gió, hay là có gió mà không có sóng, người đời đã có con mắt định luận rồi; song mà còn có chỗ sóng chàn đến chỗ không có sóng, làm cho chỗ đất bằng. cũng phải chịu cái làn sóng gió, thì người đời chỉ có kêu giời nhưng xa. »

70. — NÊN CÓ SỨC KHỎE

Đào-Khản làm quan đời nhà Tấn, tính rất thanh-liêm cần mẫn, thường chăm lo công việc, không lúc nào ngơi, dân sự đều được ơn nhờ. Thường trong nhà tư ông vẫn để hàng trăm cái chậu, sáng ngày ông dậy khuân hết 100 cái ra sân, tối đi ngủ ông lại khuân hết vào. Người hỏi ông làm thế là có ý gì? Ông nói: « Người ta có vận-động mới khỏe, có khỏe mới sinh nhiều trí khôn, có nhiều trí khôn thì mới làm việc được, ta bây giờ đương làm việc nước, muốn hết nghĩa-vụ, nên ta cần phải có sức khỏe thì mới làm nổi được việc, nếu yếu ớt thì sinh ra lười biếng, nên ngày ngày phải tập khó nhọc cho quen đi. »

71. — Ý GIỜI KHÁ BIẾT

Đức Gia-Long đánh nhau với Tây-Sơn nhiều khi bị lắm bước rất nguy nan. Như khi quân Tây-Sơn bổ vây ngài ở Cù-Lao Côn-Lôn (Poulo-condor), thế rất nguy cấp, thế mà