Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/121

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

ĐỜI THUỘC VỀ TÂY HÁN

Tân-Vỵ, — năm đầu hiệu Nguyên-Phong bên Hán, (110 tr. T. L.) — Nước Việt ta đã thuộc về Hán, Hán lấy Thạch-Đái làm Thái-Thú chín quận.[1] — Phép đời Hán lấy châu coi quận. Trừ Châu-nhai, Đam-Nhĩ đều ở trong biển, còn bẩy quận thuộc Giao-châu Đái làm Thái-Thú cả châu. Dinh coi việc của Thái-Thú đời Tây-Hán ở Long-Uyên, tức là Long-Biên; đời Đông-Hán ở My-Linh, tức là Yên-Lãng.[2] Kịp khi Đại mất, Hán Chiêu-Đế cho Chu-Chương sang thay. Đến cuối đời Vương-Mãng, viên Mục Giao-châu là Đặng-Nhượng cùng các quận đóng bờ cõi tự giữ mình. Tướng Hán là Sầm-Bành vốn quen thân với Nhượng, viết thư cho Nhượng, bầy tỏ oai đức nhà Hán. Vì thế Nhượng đem Thái-Thú Giao-Chỉ là Tích-Quang cùng Thái-Thú các quận là bọn Đỗ-Mục, sai sứ dâng cống sang Hán. Hán đều phong làm


  1. « Xét ra phép đời Hán, châu thì đặt Thứ sử, quận thì đặt Thái Thú. Sử cũ chép: « Thạch-Đái làm Thái Thú chín quận, há có lẽ một người coi cả việc chín quận? Nay theo sử Ngô Thì Sĩ cải chính lại. (Chép là: « Hán lấy Thạch Đái làm Thứ-sử bộ Giao-Chỉ ») (K. Đ. V. S.)
  2. « Hán đặt bộ Giao-Chỉ, trị sở ở Liên-Thụ. Năm thứ 5 hiệu Nguyên-Phong, dời sang huyện Quảng Tín ở Thương-Ngô. Đến năm thứ 15 hiệu Kiến-An, dời sang huyện Phiên-Ngu. Đời Ngô lại dời sang Long-Biên mà đặt ra Quảng-Châu ở Phiên-Ngu. Coi đó thì Tây-Hán chưa từng đóng ở Long-Uyên; Đông Hán chưa từng đóng ở My-Linh. Sử cũ sợ có lầm. — Liên-Thụ, tên huyện, thuộc Giao Chỉ, nay xã Lũng-Khê, huyện Siêu-Loại, tỉnh Bắc Ninh, còn có nền thành cũ. Long-Uyên, tức Long Biên, tên huyện đời Hán, thuộc Giao-Chỉ, dinh quận đời Đông-Hán đóng ở đấy. Theo Thủy-kinh chú: « Năm thứ 13 đời Kiến-An nhà Hán, khi mới lập thành, có giao long (thuồng luồng) quấn quít ở hai bến Nam, Bắc trên sông, bèn đổi tên là Long Uyên ». Nhà Lý đóng đô ở đấy, đồi tên là Thăng-Long. Trần, Lê theo tên ấy. Nay là tỉnh thành Hà Nội. My-Linh, theo Dư-Địa chí của Nguyễn-Trãi, thì là Phúc-Thọ; theo Vân-đài loại-ngữ của Lê Quý Đôn thì là Phong-Châu; theo Đường Địa-lý-chí thì ở đất hai hạt Phúc-Lộc, Đường Lâm; theo Văn-Hiến thông-khảo thì Gia Ninh, Thừa Hóa, Tân Xương đầu là đất huyện My-Linh đời Hán. Lại theo Đường-Thư thì Phong Châu gồm 5 huyện là Gia Ninh, Thừa hóa, Tân Xương, Cao-Thượng, Lục-châu. Vậy thì My-linh tức là Phong châu.— Quảng tín, theo Phương-Dư kỷ yếu thì thuộc ​về Thương Ngô, tức Ngô-châu ngày nay. (K. Đ. V. S. cuốn II)