Bước tới nội dung

Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/123

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
125
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

(2) « Hán đặt bộ Giao-Chỉ, trị sở ở Liên-Thụ. Năm thứ 5 hiệu Nguyên-Phong, dời sang huyện Quảng Tín ở Thương-Ngô. Đến năm thứ 15 hiệu Kiến-An, dời sang huyện Phiên-Ngu. Đời Ngô lại dời sang Long-Biên mà đặt ra Quảng-Châu ở Phiên-Ngu. Coi đó thì Tây-Hán chưa từng đóng ở Long-Uyên; Đông Hán chưa từng đóng ở My-Linh. Sử cũ sợ có lầm. — Liên-Thụ, tên huyện, thuộc Giao Chỉ, nay xã Lũng-Khê, huyện Siêu-Loại, tỉnh Bắc Ninh, còn có nền thành cũ. Long-Uyên, tức Long Biên, tên huyện đời Hán, thuộc Giao-Chỉ, dinh quận đời Đông-Hán đóng ở đấy. Theo Thủy-kinh chú: « Năm thứ 13 đời Kiến-An nhà Hán, khi mới lập thành, có giao long (thuồng luồng) quấn quít ở hai bến Nam, Bắc trên sông, bèn đổi tên là Long Uyên ». Nhà Lý đóng đô ở đấy, đồi tên là Thăng-Long. Trần, Lê theo tên ấy. Nay là tỉnh thành Hà Nội. My-Linh, theo Dư-Địa chí của Nguyễn-Trãi, thì là Phúc-Thọ; theo Vân-đài loại-ngữ của Lê Quý Đôn thì là Phong-Châu; theo Đường Địa-lý-chí thì ở đất hai hạt Phúc-Lộc, Đường Lâm; theo Văn-Hiến thông-khảo thì Gia Ninh, Thừa Hóa, Tân Xương đầu là đất huyện My-Linh đời Hán. Lại theo Đường-Thư thì Phong Châu gồm 5 huyện là Gia Ninh, Thừa hóa, Tân Xương, Cao-Thượng, Lục-châu. Vậy thì My-linh tức là Phong châu.— Quảng tín, theo Phương-Dư kỷ yếu thì thuộc