Bước tới nội dung

Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/131

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

ĐỜI THUỘC ĐÔNG-HÁN

Quý-Mão, năm thứ tư, — năm thứ 19 hiệu K. V. bên Hán (43) — mùa Xuân, tháng Giêng, Trưng-Nữ-Vương và em là Nhị, đánh nhau cầm-cự với quân Hán, vì thế cô, đều bị thua và mất. Mã-Viện đuổi theo, đánh các quân thừa là bọn bà Đô-Dương. Tới huyện Cư-Phong,[1] họ đầu hàng. Bèn lập đồng-trụ[2] ghi bờ-cõi tận-cùng của Hán. — Đồng-Trụ, tương truyền ở trên động Cổ Lâu[3] thuộc Khâm-Châu. Viện có lời nguyền rằng: « Đồng trụ chiết (gẫy) Giao-châu sẽ diệt! » Người nước ta đi qua bên dưới thường lấy đá đắp thêm vào, bèn thành ra ngọn núi! Ấy là vì sợ nó gẫy! Mã-Tông An-nam Đô-hộ đời Đường lại


  1. Tên huyện, đặt ra từ đời Hán, thuộc Cửu-Chân. Đời Tam-Quốc, thuộc nước Ngô, đổi là Di-Phong. Từ Tống, Tề về sau là quận-trì Cửu-Chân. Tùy bỏ tên huyện, cho thuộc về Ái-châu. Đường, trước thuộc châu Nam-Lục, sau thuộc huyện Nhật-Nam. Theo Giao-Châu ký của Tăng-Cổn: « Cư-Phong có trái núi có con trâu vàng, thường hiện lên ban đêm! Trên núi lại có cửa gió, cửa lúc nào cũng có gió! » Nay thuộc tỉnh Thanh-Hóa. Sử cũ cho là thuộc châu Vũ-Ninh (Bắc-Giang) là lầm. (K. Đ. V. S.)
  2. Theo Thủy-kinh chú thì Đồng-Trụ lại gọi là Kim-Tiêu. Sử Tùy chép: « Lưu-Phương đánh Lâm-Ấp, qua đồng-trụ của Mã-Viện sang Nam tám ngày đến đô-thành nước ấy ». Thông-điển của Đỗ-Hựu chép: « Phía Nam Lâm-Ấp, đường thủy, đường bộ qua hơn hai nghìn dậm đến Tây-Đồ-Di là nơi Mã-Viện đặt hai đồng-trụ để nêu bờ cõi ». Tân-Đường-thư chép: « Lâm-Ấp có châu Bồn-Đà-Lãng. Bãi lớn phía Nam có 5 đồng-trụ. Hình núi như chiếc tàn nghiêng. Phía Tây là mấy trùng núi. Phía Đông là biển cả. Do Mã-Viện đời Hán trồng. » Thái-bình hoàn-vũ ký chép: « Mã-Viện đánh Lâm-Ấp. Từ Nhật-Nam đi hơn bốn trăm dậm tới Lâm-Ấp. Lại hơn hai mươi dậm có nước Tây-Đồ-Di. Viện đến nước ấy, ​lập hai đồng-trụ ở chỗ biên-giới Tượng-Lâm, giáp với đất Tây-Đồ-Di. Đường thủy thì đi từ Nam-Hải, hơn ba nghìn dậm tới Lâm-Ấp; năm nghìn dậm đến đồng-trụ của Giao-Châu ». Dã-sử chép: « Phú-An có sông Đà-Diễn. Phía Nam có bãi lớn, Phía Tây-Nam bãi có núi Thạch-Bi, chu-vi chừng mười dậm; phía Tây liền với rẫy núi lớn. Núi non chồng chất; phía Đông dòm xuống biển. Trên đỉnh núi, một tảng đá một mình đứng cao vót... » Cứ như điều chép trong các sách Thông-Điển, Đường-Chí thì Đồng trụ có lẽ ở đấy. Thế nhưng trên đỉnh núi ấy, tảng đá một cao đến mười trượng, rộng sáu, bẩy trượng. Dân ở gần núi cho tảng đá trên núi là một ngọn núi trời sinh, chứ không phải người dựng. Thủy-kinh chú cho là « núi, sông dời đổi, đồng-trụ đã chìm vào trong biển ». Hoặc-giả có lẽ thế chăng? (K. Đ. V. S.)
  3. « Cổ-Lâu », Đại-Thanh Nhất-Thống chí chép là « Cổ-Sâm ».