Bước tới nội dung

Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/140

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
142
NGÔ SĨ LIÊN

lập hai đồng-trụ ở chỗ biên-giới Tượng-Lâm, giáp với đất Tây-Đồ-Di. Đường thủy thì đi từ Nam-Hải, hơn ba nghìn dậm tới Lâm-Ấp; năm nghìn dậm đến đồng-trụ của Giao-Châu ». Dã-sử chép: « Phú-An có sông Đà-Diễn. Phía Nam có bãi lớn, Phía Tây-Nam bãi có núi Thạch-Bi, chu-vi chừng mười dậm; phía Tây liền với rẫy núi lớn. Núi non chồng chất; phía Đông dòm xuống biển. Trên đỉnh núi, một tảng đá một mình đứng cao vót... » Cứ như điều chép trong các sách Thông-Điển, Đường-Chí thì Đồng trụ có lẽ ở đấy. Thế nhưng trên đỉnh núi ấy, tảng đá một cao đến mười trượng, rộng sáu, bẩy trượng. Dân ở gần núi cho tảng đá trên núi là một ngọn núi trời sinh, chứ không phải người dựng. Thủy-kinh chú cho là « núi, sông dời đổi, đồng-trụ đã chìm vào trong biển ». Hoặc-giả có lẽ thế chăng? (K. Đ. V. S.)

(3) « Cổ-Lâu », Đại-Thanh Nhất-Thống chí chép là « Cổ-Sâm ».

(4) K. Đ. V. S. chép thêm: « Viện lại dựng thành quách, đào giếng, lập ấp, và đấp thành Kiển-giang... — Theo Đại-Thanh N. T. C.: Thành Kiển-giang, thành Vọng-Hải ở huyện Yên-Lãng... Mã-Viện đắp hai thành ấy ở hai huyện Vọng-Hải, Phong-Khê.— Huyện Tây-Vu, đời Hán đặt, thuộc Giao-chỉ. »