Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/153

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
155
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

lời lẽ thì sao có được dùng ở đời? Mà những nhân tài đặc biệt của đất Việt ta, người Tầu có biết sao được? Lời lẽ không thể đừng được là thế đó chăng? Tuy vậy, đó chỉ là nói về nhân-tài.... Như hạng Nhan, Mẫn (học trò giỏi của thầy Khổng) thì không có những lời lẽ ấy!..

Đinh-Hợi, năm thứ hai mươi mốt, — năm thứ 12 hiệu K. A. bên H (207) — Viên-Huy[1] bên Hán có đưa cho Thượng-thư-lệnh là Tuân-Úc bức thư nói rằng: « Sĩ phủ-quân bên Giao-châu học hỏi đã giỏi và rộng, lại thông hiểu về chính-sự. Ở trong đời loạn lớn, giữ toàn được quận. Hơn hai mươi năm, bờ cõi không có việc; dân không ai thất nghiệp. Những bọn đến ở nhờ, đều được đội ơn. Dù Đậu-Dung giữ yên Hà-Tây, tưởng cũng không sao hơn được thế. Việc quan hơi rỗi, lại xem sách vở. Nhất là về Truyện Xuân-Thu của họ Tả lại càng sành sỏi, kỹ càng. Tôi thường đem những nghĩa ngờ ở trong Truyện mà hỏi, đều riêng có thuyết của các thày, ý tứ rất rõ ràng, kín đáo. Lại hiểu rõ về các nghĩa lớn xưa nay của kinh Thượng-Thư.[2] Anh em đều cai trị các quận, hùng-trưởng trong một châu. Ở riêng muôn dậm, oai quyền không ai hơn nữa. Khi ra vào, rung chuông, gõ khánh, sắp đủ lễ-nghi. Kèn, trống, đàn, sáo..., ngựa, xe đầy đường. Dân Mường đón xe thắp hương, thường có vài chục bọn. Các vợ ngồi trong xe;


  1. Theo Ngô chí, thì Huy quê ở Trần.
  2. K. Đ. V. S. chép theo « Truyện Sĩ-Nhiếp » trong sách Ngô-chí, thì bức thư của Huy có đến câu này thôi. Từ câu dưới trở đi là lời người chép sử. Tựu-trung hai bên cũng có hơn, kém nhau một, đôi câu không quan-hệ.