Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/156

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
158
NGÔ SĨ LIÊN

mà chịu khuất mình thờ nước lớn, để giữ vẹn cõi-bờ. Có thể gọi là người khôn! Tiếc thay người con nối dòng, không gánh vác nổi nghiệp trước. Để cho đất Việt đã được toàn-thịnh mà lại bị chia-rẽ! Thương ôi!

Bính-Ngọ, năm thứ bốn mươi, — năm thứ 4 hiệu Kiến-Hưng đời Hán Hậu-chúa Thiện, và thứ 5 hiệu Hoàng-Vũ đời Ngô Tôn-Quyền (226) — Vương mất. Nguyên trước Vương mắc bệnh đã chết đi ba ngày. Nguời tiên là Đổng-Phụng cho một viên thuốc, lấy nước ngậm uống, nâng đầu lay động, một lúc liền mở mắt; cất nhắc chân, tay; sắc mặt dần bình-phục lại. Hôm sau ngồi dậy được. Bốn ngày lại nói rõ, rồi đó lại như thường... — Phụng tự là Xương-Dị, quê ở Hầu-Quan (Phúc-Kiến). Việc này chép trong « Liệt-Tiên truyện ».

Sử-thần Ngô-Sĩ-Liên bàn rằng:

Nước ta hiểu Thi, Thư; tập Lễ, Nhạc; thành ra nước văn-hiến, bắt đầu từ Sĩ-Vương. Công-đức Vương chẳng những lan rộng ở đương-thời, mà còn kịp ra đến đời sau, há chẳng lớn lao sao? Người con không ra gì là tội của người con mà thôi! Tục truyền sau khi chôn Vương, đến cuối đời Tần, gồm hơn trăm sáu mươi năm, người Lâm-Ấp vào cướp, đào mả Vương lên, thấy thân-thể và nét mặt như còn