Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/41

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
43
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

đất Sở! có quan-hệ gì với ta? Huống chi những chuyện quái-gở, quá ư hoang-đường! Căn-cứ vào đâu mà nghiễm-nhiên đặt làm những vua bắt đầu lập ngòi, dựng nước?... » (Khâm-định Việt-Sử, cuốn đầu).— Các nhà tin đồng-bóng nước ta ngày nay có ba vị Thánh-mẫu: Đức-mẫu Lê-Giáng-Tiên, tức Liễu-Hạnh công-chúa; đức Chúa Mường Lê-Mại đại-vương tức Thượng-Ngàn công-chúa; và đức mẫu Thoải Cung công-chúa, tức là vợ Liễu-Nghị và con vua Động-Đình. Liễu-Hạnh công-chúa mới có từ đời Hậu-Lê. Thoải-cung công-chúa mới có từ sau đời Đường. Vậy trước tiên mới có Thuợng-Ngàn công-chúa. Vị này không rõ có từ đời nào, song có bọn bộ-hạ là Tá-chầu Mường, Hữu-chầu Mán. Vậy ta có thể tin là vị thần của dân Mường và Mán. Dân Mường Mán thờ vị thần ấy trước. Rồi sau khi có chuyện Liễu-Nghị mới thờ thêm đức Mẫu-Thoải... Từ khi có đức Mẫu Thoải mà trong óc họ có những tên Kinh-Dương, Động-Đình. Rồi câu chuyện họ Hồng-Bàng do đó mà ra. Xem như những chuyện Quan-lang, phụ-đạo, mệ-nàng, bồ-chính chép về Hùng-Vương, đều là những chuyện của dân Mường ngày nay, ta càng tin họ Hồng-Bàng là một thần-thoại của dân Mường. Nhà Dã-sử, nhà Quốc-sử của ta đã lượm lấy thần-thoại ấy và thêm-thắt vào ít nhiều thôi vậy! Nhưng như thế họ đã ngầm công-nhận giống Mường là người anh em rặt giống nhất của chúng ta...