Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/43

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
45
ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ

nút thừng làm trị, (không có chữ). Truyền được mười tám đời. » Nhà dã-sử chắc căn-cứ ở đoạn này, và nhặt thêm ít chuyện Mường mà chép ra chuyện Hùng-vương. Và chữ Hùng 䧺 có lẽ là chữ Lạc 雒 viết lầm, vì hai chữ chỉ sai nhau có một nét!

(8) Phong-châu, sử cũ chua tức là Bạch-Hạc. Theo Địa-lý-chí đời Đường thì Phong-châu gồm năm huyện. Theo Thái-Bình Hoàn-vũ chí của Nhạc-Sử đời Tống thì Phong-châu có quận Thừa Hóa xưa là nước Văn-Lang. Vậy thì Phong-Châu tức là địa-hạt các phủ Vĩnh-Tường, Lâm-Thao của tỉnh Sơn-Tây bây giờ. Lại huyện Sơn-Vị có núi Hùng-vương, đền Hùng-vương đủ làm chứng-cớ không thể chỉ riêng là Bạch-Hạc được. (K. Đ. V. S., cuốn đầu).

(9) « Đời Trần, đời Lê, trở về trước, bờ cõi (nước ta) Đông tới biển; Tây giáp Vân-Nam; Nam giáp Chiêm-Thành; Bắc giáp Quảng-Tây; Đông-Bắc giáp Quảng-Đông; Tây-Nam giáp Lão-qua (Lao-kay?). Tham-khảo những điều chép trong các sách Thiên-hạ Quận quốc-chí, Dư-địa chí (của Tầu), thì An-nam Đông giáp biển; Tây giáp Vân-Nam, Lão-qua; Nam giáp Chiêm-Thành; Bắc giáp Quảng-Tây: đại lược giống nhau. Tới các Thánh Quốc-Triều ta, gây nền ở cõi Nam.