Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/44

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
46
NGÔ SĨ LIÊN

Rồi Thế-Tổ Cao-hoàng-đế ta, cả định châu thần, gồm có toàn quốc: Đông tới biển cả; Tây tiếp Vân-Nam; Nam giáp Cao-Man, Bắc kề hai Quảng. Bề rộng lớn của bờ cõi, trước đây chưa từng có. Vậy mà cách nhau với Động-Đình, Ba-Thục còn ở tuyệt xa! Vậy mà sử cũ chép nước Văn-Lang Tây đến Ba-Thục, Bắc tới Động-Đình, chẳng hóa ra sự thực sao? Ôi! Động-Đình giáp đất hai tỉnh Hồ, thực ở phía Bắc đất Bách-Việt. Ba-Thục thì còn cách Tuấn-Điền (nay thuộc Vân-Nam), không liền đất với nhau. Sử cũ dùng lời khoác lác, có lẽ cùng với việc vua Thục sau đây, đều là dĩ hư truyền hư, chưa từng xét lại! Huống chi mười lăm bộ chia ra, đều ở trong các quận Giao-Chỉ, Châu Diên, không một bộ nào ở miền Bắc cả. Đều đó đủ chứng ra là nói bịa vậy! » (lời các sử thần) « Xét như sách Đại-Thanh Nhất-Thống chí hiện nay thì Quảng-Tây gần nhau với Hồ-Nam, Hồ Bắc, Vân-Nam, Tứ-Xuyên, tức là đất Sở, Thục đời xưa. Nào biết rằng giáp-giới ra sao? Đại-để Việt-sử lâu đã thất-truyền, không biết theo đâu mà xét sửa, đại loại đều giống thế ». (Lời phê của vua Tự-Đức). (Cùng trong K. Đ. V. S., cuốn đầu), — Theo ý kẻ dịch xét ra, thì ở miền Nam nước Tầu ngày xưa có rất nhiều giống người ở lẫn với nhau. Người Tầu gọi chung là trăm giống Việt. Dòng-dõi của trăm giống Việt ấy một phần đã đồng-hóa với dân Tầu. Còn thì