Trang:DaiVietsukytoanthu1.pdf/48

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
50
NGÔ SĨ LIÊN

cưỡi xe, qua ven biển Phù-Nam, Lâm-Ấp, đầy năm mà về tới nước mình ». (Sử-Ký của Tư-Mã-Thiên).

(12). Truyện này cũng chép theo sách Lĩnh-Nam Trích-Quái. Chúng ta ai cũng biết rằng trong các nhu-cần của loài người, có một món là cần hiểu-biết. Cho thỏa-mãn nhu-cần ấy, ngày nay chúng ta trông ở khoa-học. Nhưng xưa kia khoa-học chưa phát-đạt, các cụ ta phải trông ở huyền-học (métaphysique). Nhưng đời cổ-sơ thì huyền-học cũng chưa có nữa, người ta đành phải đem thần-thoại, cổ-tích mà làm quà cho nhau. Một đứa em nhỏ hỏi ta: « Tại sao con cá trê lại vẹt đầu? » Ta trả lời nó bằng cách kể lại truyện Cóc Trê... Hoặc nó hỏi ta: « Sao mùa này bươm-bướm nhiều thế kia? » Ta trả lời nó bằng chuyện vợ chồng ngâu của dân Thổ. Khi nó nghe đến đoạn «... Trời sai nọc chú trê ra, đánh cho bẹp cả đầu!... » Hay là đoạn: « Chồng Ngâu nắm áo giữ lại, nhưng vợ Ngâu nhất định dứt áo bay lên Trời... Những tà áo sặc sỡ đứt tung ra... Từng mảnh! Từng mảnh! hóa ra những con bướm bay sặc-sỡ... » Khi ấy, nó sẽ nhí nhoẻn cười ra vẻ đắc-ý lắm. Tính cần hiểu của nó đã thỏa-mãn rồi! Người xưa, đầu óc cũng thơ ngây khác nào em nhỏ của chúng ta. Khi họ muốn hiểu: Sao lại có con sông Đáy? Sao lại có hồ Tây?