Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/120

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
126
NGO SI LIÊN

hẹn, chăm lợi riêng; khiến ai nấy đều trễ biếng, Nay ta thì không thế, chỉ cốt được việc cho nhà vua mà thôi ». Nói xong, bọn Phúng bái mạng ra đi. Mùa Hè, tháng tư, ngày mồng năm, bắt đầu việc khoi đục. Trong khoảng hơn tháng, sắp sửa mở thông. Nhưng khoảng giữa hai nơi đều vướng đá lớn nằm chắn đến mấy trượng. Đục xuống quăn cả lưỡi! Dìu bể gẫy cả cán. Bọn phu xuốt ngày nhìn nhau công việc cơ hồ bỏ dở. Giữa ban ngày hôm hai mươi sáu tháng năm, bỗng dưng mây dữ, gió dông thình lình kéo đến. Trông ngàn cây như đêm đen! Nhìn bàn tay như mù mắt! Bỗng chốc sét nổ vang trời đến mấy trăm tiếng ở nơi các đá lớn. Vụt chốc trời tạnh. Bọn phu vội chạy ra coi thì đá đã vỡ vụn cả rồi. Phía tây lại gặp hai tảng đá lớn, đứng dựng hai nơi. Các thợ cũng không có lối ra tay. Ngày hai mươi mốt tháng sáu, lại có sét lớn như lần trước; các đá lớn nhất thời nứt vỡ! Đường cảng mới thành. Đặt tên là cảng Thiên Oai.[1]

Sử thần Ngô-sĩ-Liên bàn rằng:

Việc Cao Biền đục cảng, sao mà lạ vậy? Chắc là vì việc làm hợp lẽ, nên được trời giúp


  1. « Theo Địa-lý chí đời Đường thì « Trong huyện Bác-bạch có thác Bắc-thú. Trong đời Hàm-Thông, Cao Biền mộ người đục đá hiểm để thông thuyền, chèo ». Huyện Bác-bạch nay thuộc Uất-Lâm. Nơi Cao-Biền đục chẳng phải là địa-phận bên ta. Có người bảo: « Thiết-cảng ở Nghệ-An tức là cảng Thiên-Oai » Nhưng không phải. Và điều sử cũ chép, e cũng chưa đúng ». (K.Đ.V.S.)