Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/121

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
127
DAI VIÊT SƯ KY TOAN THƯ

cho! Trời tức là lẽ... Đường đất có chỗ bằng, chỗ hiểm, ấy là lẽ thường. Sức người có thể vượt được hiểm, ấy cũng là lẽ thường. Nếu hiểm mà không vượt nổi, thì trời có mượn chi đến người? Vua Vũ trị hồng-thủy, nếu không hợp lẽ, thì trời sao có thành? đất sao cò bình? Vậy mà công hiệu đến nỗi rùa sông Lạc dâng điềm lành! Chẳng phải là trời giúp cho đó sao? Hãy xem lời của Biền nói rằng: « Nay đục đường biển, để giúp cho sinh-linh. Nếu không theo ý riêng mình, thì có việc gì là khó! » Lòng thành phát ra lời nói, mà lời nói ấy chẳng là thuận lẽ sao? Lòng tin cảm cách, thấu được vàng, đá. huống chi là Trời! Kẻ mà Trời giúp cho là kẻ thuận với lẽ. Kinh Dịch dậy: « Theo tín, nghĩ về thuận, tự Trời giúp cho: Tốt! Không việc gì không lợi! » Sét đánh đá lớn để giúp cho, nào có gì đáng lấy làm lạ đâu![1]

Mậu-Tý, — năm thứ 9 hiệu H.Th (868), — mùa Thu, tháng bảy, vua Đường cho Cao-Biền làm Đại tướng quân vệ Hữu Kim-Ngô — Có sách nói là Kiểm-hiệu Thượng-thư Bộc-Xạ —. Đến năm thứ 2 hiệu Kiền-Phù đời vua Hy-Tông nhà Đường là


  1. Lời phê của vua Tự-Đức: « Xét ra Cao-Biền Đường-thư kể vào trong truyện tám kẻ phản quốc! Gây vạ vì cớ hai lòng, có gì đáng khen? Việc bình được Nam Chiếu, bất-quá cậy có oai-võ hơn người mà thôi! Đường cảng hắn đục, ở đâu chẳng rõ! Nếu bảo ở Nghệ-An ngày nay thì nào có thông đâu! So với những việc thần tiên kể trong truyện Biền. cũng đều là càn rỡ, hoang-đường cả! Sử cũ khen là « lòng trời giúp thuận », thật là lời bàn tầm-phơ!