Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/148

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
155
DAI VIÊT SƯ KY TOAN THƯ

Nguyễn Hữu Công. giữ Tây Phù Liệt; Kiểu Thuận. xưng là Kiểu Lệnh Công, giữ Hồi hồ; — Nay xã Trần xá, huyện Hoa Khê còn có nền thành cũ; — Phạm Bạch Hổ, xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng châu; Trần Lãm, xưng là Trần Minh Công[1], giữ cửa biển Bố-Hải. Gọi là mười hai Sứ quân.

Đinh-mão, năm thứ mười bẩy — năm thứ 5 hiệu Kiền-Đức bên Tống (967) — Khi ấy trong nước không chủ, mười hai sứ quân thi sức, không ai coi được ai. Đinh Bộ Lĩnh nghe Trần Minh Công có đức mà không con, bèn cùng với con là Liễn sang nương tựa. Minh Công thấy người mặt mũi khôi ngô, lại có độ lượng, bèn nuôi làm con. và ngày một đem lòng yêu quí. Nhân giao cho cầm quân, đem đánh các tay anh hùng, đều hạ được cả. Phạm Phòng Át đem binh về hàng. — Sau làm chức Thân-Vệ tướng quân triều Đinh. — Kịp khi Minh-Công mất, xẩy khi có hơn năm trăm người con em của Ngô Tiên chúa ở sông Đỗ-Động đem quân đến đánh. Vừa vào khỏi Ô-Man, rút lại bị người làng là Ngô Phó sứ đánh bại mà trở về. Bộ Lĩnh nghe tin, cất quân đánh cả các bộ lạc ở sông và ở động, đâu đấy đều hàng phục cả. Từ đó các quan dân ở kinh, ở phủ đều đem lòng theo về. Họ Ngô mất.[2]


  1. Về chỗ này, K.Đ.V.S. bàn thêm:

    « Kính xét: sử cũ chép đời Ngô sứ-quân gồm hai năm, để nối sau Nam-Tấn-Vương. Ấy là vì Sứ-quân Ngô-Xương-Xí, là con Ngô-Xương-Ngập. Nay xét ra sau khi Nam-Tấn đã mất, Xương-Xí ra giữ Bình-Kiều, thế lực rất nhỏ yếu không khác gì các sứ quân các bộ khác, nên chép ngang hàng nhau mới phải. Lại xét sử cũ chép khi Nam-Tấn mất, mười hai sứ quân đua dấy, bắt đầu là Ngô-Xương-Xí, cuối cùng là Trần-Minh-Công. Bên dưới chép việc Đinh-Bộ-Lĩnh xưng là Vạn-thắng vương, lại chép theo việc Bộ-Lĩnh đến nương tựa Trần-Minh-Công. Minh-Công mất rồi mới coi thay đám quân ấy. Xét ra năm đời Xương-Ngập đã chép việc Bộ-Lĩnh giữ Hoa-Lư, hai vương đánh không nổi. Vậy thì Minh-Công dấy binh, chắc ở trước khi Xương-Văn chưa lấy lại nước. Cứ thế mà suy thì mười hai sứ-quân chiếm giữ các huyện ấp, chắc là có kẻ trước người sau. Chứ chẳng phải sau khi Nam Tấn mất mới nổi cả lên một lúc. Có điều là sử cũ không rõ ngày tháng, nên chép tóm tắt cả vào đoạn này đó thôi. Nay không ​còn có minh-văn đáng làm chứng cớ, hãy tạm chép để đợi xét ».

    Và chua:

    « Bình-Kiều, nay không rõ chỗ nào. — Sông Đỗ-Động đông phát nguyên từ cái đầm lớn xã Đàn-Viên huyện Thanh-Oai qua các xã Sinh-Quả, Úc-Lý, chẩy vòng vèo đến xã Thương-Cung, huyện Thượng-Phúc hợp vào với sông Nhuệ. Sử của Ngô-thời-Sĩ chua: « Nay làng Bảo-Đà huyện Thanh-Oai có nền cũ thành Sứ-quân ». Có kẻ cho sông Đỗ-Động tức sông Nhuệ là lầm. — Cữa biển Bố-Hải: năm thứ 5 hiệu Thiên-Thành đời Lý-Thái-Tông, sử chép nhà vua có ra chơi cửa Bố hải, làm lễ cầy Tịch-điền. Trong sổ tỉnh Nam-Định thì Xã Kỳ-bố, huyện Vũ-Tiên phủ Kiến-Xương chính là nơi sứ quân Trần-Lãm đem binh đóng giữ. Đương thời nơi ấy còn là cửa biển. — Phong-Châu. theo sổ tỉnh Sơn Tây thì tại xã Phù-Lập huyện Bạch-Hạc phủ Vĩnh-Tường còn có nền cũ thành sứ-quân, tức là thành do Kiểu-Tam-Thế xây nên. — Tam Đái: tên châu; nay là phủ Vĩnh-Tường, xưa thuộc Phong-châu. — Nguyển-Gia-Loan tên núi: theo sổ tỉnh Sơn-Tây thì còn có tên là núi Biện hay núi Độc-Nhĩ, ở xã Vĩnh-Mỗ, huyện Yên-Lạc. Sứ-quân ​Nguyễn-Khoan giữ Tam-Đái, đóng ở đó, cho nên gọi vậy. — Đường-Lâm, trên đã có chua — Ngô Nhật Khánh, người trong họ Ngô-Quyền. Đinh-Tiên-Hoàng đánh dẹp được. Chuyện sẽ nhắc lại trong năm thứ mười hiệu Thái-bình đời Đinh-Tiên-Hoàng. — Nguyễn-Thủ-Tiệp, lại có tên là « ông Ba-An », mình cao tiếng lớn, người nghe phải khiếp sợ, nên gọi là Lôi-công (ông Sét)! Khi dấy binh xưng là Nguyễn-Lệnh-công giữ huyện Tiên-Du. Sau gồm cả Vũ-ninh, xưng là Vũ-ninh vương. Không rõ quê ở đâu. — Tiên-Du, tên huyện nay thuộc phủ Từ-Sơn, Bắc-Ninh. — Siêu-Loại, tên huyện; Tế-giang, nay là Văn-giang, cũng tên huyện; đều thuộc phủ Thuận-An Bắc Ninh. — Tây Phù-Liệt, tức xã Tây-Phù-Liệt thuộc huyện Thanh-Trì tỉnh Hà-Nội ngày nay. — Hồi-hồ ở huyện Cẩm-Khê (xưa là Hoa-Khê). Theo sổ tỉnh Sơn-Tây thì tại xã Trương-Xá huyện Cẩm-Khê có nền cũ thành của Kiển sứ-quân — Đằng châu: Trần là Khoái-lộ; Lê là Khoái châu. Nay xã Đằng-châu, huyện Kim-Động tỉnh Hưng-Yên có đền thờ Phạm-Sứ-quân. Các sứ-quân quê đâu đều không rõ. »

  2. Ngũ đại sử chép: « Năm thứ 8 hiệu Đại-Bảo đời chúa Lưu-Trành nước Nam-Hán (tức năm thứ 3 hiệu Kiền-Đức bên ​Tống (965) Xương-Văn ở Giao-châu mất, tướng của Xương-Văn là Lã-Xử-Bình cùng với Thứ-sử phong-châu là Kiều tri-Hựu tranh quyền. Đinh-Liễn cất quân đánh phá được họ. Trành trao cho Liễn chức Giao-châu Tiết-độ-sứ ».

    Sách Thập quốc Xuân thu của Ngô-nhậm-Thần đời Thanh chép: « năm thứ 3 hiệu Đại Bảo (960) đời Hậu chúa Lưu-Trành nước Nam-Hán, Đinh-Bộ-Lĩnh coi việc Giao-chỉ, xưng là Đại-thắng vương. Nguyên trước Ngô Xương-Văn mất, viên tham tá là Lã-xử-Bình cùng viên Thứ-sứ Phong châu là Kiều-Tri-Hựu gây loạn. Bộ-Lĩnh đem con là Liễn đánh bại Xử-Bình, bèn được chúng tôn lên. »