Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/53

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
56
NGO SI LIÊN

người, ngựa khó đi. Duy có dùng thuyền độc mộc nhỏ, lấy sào chống đi ở trên đám cỏ nước là có thể tới được. Thế nhưng không phải kẻ quen thuộc đường lối, thì mê-lẫn không còn biết đâu vào đâu. Lỡ ngã xuống nước thì bị rắn. rết cắn chết, hoặc bị thương. Quang-Phục hiểu được mạch lạc, đem hơn hai vạn người, đóng ở nền đất trong chầm. Ban ngày thì tắt dứt khói, lửa cùng dấu vết loài người. Ban đêm thì dùng thuyền độc-mộc, đem quân ra đánh trại Bá-Tiên, giết chết và bắt sống được rất nhiều. Lại dùng số lương-thực cướp được, tính kế chống-chọi lâu. Bá-Tiên theo chân đuổi đánh, vẫn không đánh nổi, Người trong nước gọi Triệu là vua Dạ-Trạch.[1].

Đời truyền về thời Hùng-Vương, con gái nhà vua là mệ-nàng Tiên-Dung ra chơi cửa biển. Thuyền về đến bãi sông làng Chử-gia, nàng đi bộ trên bãi, gặp Chử-Đồng Tử (đứa trẻ họ Chử) trần-truồng nấp trước trong bụi sậy. Tự cho là nguyệt-lão đưa duyên, cùng nhau kết làm vợ, chồng. Sợ tội ở lánh trên bờ sông, ở đâu thành đô-hội đấy. Nhà-vua đem quân ra đánh. Đồng-Tử, Tiên-Dung sợ-hãi đợi tội. Bỗng-rưng nửa đêm, nổi cơn mưa. gió lớn, lay chuyển nhà cửa của ông bà ở, tự nhổ lên


  1. Dạ trạch, hiện nay ở huyện Đông An phủ Khoái châu. Sách Nhất thống chí đời Thanh chép rằng: « Ở huyện Đông-Kết phủ Kiến-Xương. Đời Lương, Trần bá-Tiên đánh Lý-Bý. Bý trốn vào trong chầm. Đêm mới ra cướp phá, nên gọi là Dạ trạch (chầm đêm) » Đông Kết là tên xưa của Đông An.