trước khi Nam-đế lánh mình ở Khuất-Nao, Thiên-Bảo cùng người tướng trong họ là Lý-Phật-Tử đem ba vạn người vào Cửu-Chân. Trần-Bá-Tiên theo đánh. Thiên-Bảo bị thua, bèn thu nhặt quân thừa, chạy sang đất Ai-Lao[1], ở trong bọn Mường Mán. Thấy đầu nguồn con sông Đào, quanh động Dã-Năng,[2], đất rộng, màu tốt, có thể ở được, bèn đắp thành ở đó. Nhân theo tên đất mà đặt tên nước. Đến khi ấy chúng tôn lên làm chúa, xưng là vua Đào-Lang.
At-Hợi. năm thứ tám, — năm đầu hiệu Thiệu Thái đời Kính đế Phương-trí bên Lương (555) — Đào Lang vương mất ở nước Dã-Năng, không con nối. Chúng tôn Lý-Phật-Tử lên nối ngôi, coi đám quân ấy.
Đinh-Sửu, năm thứ mười, — năm đầu hiệu Vĩnh-Định đời Vũ-đế Tiên bên Trần (557) Lý-Phật-Tử đem quân xuống miền Đông, đánh nhau với nhà vua ở huyện Thái-Bình[3]. Năm lần giáp trận mà chưa quyết được, thua. Nhưng quân của Phật-Tử hơi lui. Chắc rằng nhà vua có phép lạ, bèn giảng hòa và xin thề. Nhà vua nghĩ Phật-Tử là người trong họ của Nam-đế trước, không nỡ tuyệt-tình, bèn chia cắt địa giới ở bãi Quân-Thần, — Tức là hai xã Thượng, Hạ-cát thuộc huyện Từ Liêm ngày nay.
- ▲ Ai-Lao, tên nước. Hậu hán thư chép « Rợ Ai-Lao, tổ tiên ở Lao-Sơn, sau dần sinh sôi, bèn chia đặt ra các tiểu-vương (các chúa) ở từng ấp một, thường thường rải-rắc trong các thung-lũng ». Thái bình Hoàn vũ ký chép: « Nước Ai-Lao, trong đời Vĩnh Bình nhà Hán thuộc về Trung-quốc, lấy đất của nó đặt ra hai huyện Ai-Lao và Bác Nam, hợp lại là quận Vĩnh-Xương » Và chua: « Tức quận Vân Nam ngày nay. Nước ấy phía Tây thông với Đại-Tần, phía Nam giáp với Giao-Chỉ ». Điền-Tái-ký của Dương-Thận đời Minh chép: « Cõi Điền (Vân Nam), dân nó bắt đầu ở sườn núi Ai-Lao quận Vĩnh-Xươngi
Nòi giống sinh sôi, dòng dõi đông đảo, cắt giữ đất đai, chia làm chín mươi chín bộ. Có sáu viên tù trưởng lớn, đều gọi là « Chiếu ». Đến họ Đường-mông, mới xưng là Nam-chiếu ». Quảng Dư Ký của Sái-Phương-Bính đời Minh chép: « Vĩnh-Xương quân dân phủ ở Vân-Nam, xưa là nước Ai-Lao. Sau đời Khai-Nguyên nhà Đường, bị Nam-Chiếu chiếm giữ. Đến triều Tống, bị họ Cao, họ Đoàn chiếm lĩnh. Nhà Nguyên mở đất Vân-Nam, lập ty Tuyên-Phủ đất Kim-Xí. Nhà Minh đổi ra làm ty Chỉ-huy-sứ Vĩnh-Xương quân-dân phủ ». Dư địa chí của Nguyễn-Trãi đời Lê có chua: « Bộ-lạc dân Ai-lao rất đông, nơi nơi đều có, và đều gọi là « lào ». Hợp cả các sách lại mà xét, thì Ai-lao nay thuộc về Vân-Nam. Duy giống người đó rất đông, ở tản-mạn các miền rừng núi. Cho nên ven biên giới nước ta, các giống mán ở Lão qua (Lao-Kay?), Vạn tượng (Vientiane?) cho đến Trấn-Ninh, Trấn-Man, Lac-biên (Điện-biên?) tạc đều gọi là dân Lào. Chỗ này, sử cũ trên chép là « vào Cửu-Chân », dưới chép là « chạy vào trong đám dân Mường-Mán ở đất Ai-lao », có lẽ tức là những miền Trấn-man, Nam-chưởng ngày nay chăng? (K.Đ.V.S.)
- ▲ Động Dã-Năng nay không rõ ở đâu.
- ▲ Khi ấy Phật-Tử từ trong Mường Mán đem quân sang đông, đánh nhau với vua Triệu ở huyện Thái-Bình... sau cắt địa-giới ở bãi quân-thần huyện Từ-Liêm... Vậy huyện Thái-bình này đáng thuộc về đất Phong-châu xưa, tức là Sơn-Tây ngày nay. Xét trong Địa-lý-chí đời Đường có chép: «... Cắt huyện Thái-Bình đặt thêm huyện Phong-Khê »; lại chua « thuộc Phong châu »; đủ làm chứng cớ. Nhưng sách chép không rõ, không biết đích chỗ nào. Sau này có chuyện « hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình » có lẽ cũng là đấy. Chứ không phải là Thái-Bình thuộc về Sơn-Nam. (K.Đ.V.S.)