Nhật-Nam. Cửu-Chân, vào cướp Giao-Châu, bị Đỗ-Viện đời Tấn đánh vỡ. Chẳng lấy thế làm răn, lại còn năm nay cướp Cửu-Chân, sang năm cướp Giao Châu. Đỗ-tuệ-Độ lại phá cho, bị giết đã đến quá nửa? Dương Mại lại cướp Cửu-Đức, Đàn-Hòa-Chi đời Tống sang đánh. Tuy có phục tội sai sứ sang cống, nhưng vẫn cướp phá như cũ. Hòa-Chi cùng Tông Xác đuổi dài chiếm được Lâm-Ấp. Dương-Mại may thoát miệng hùm, vung mình mà chạy. Từ đó biển Nam lặng sóng, họa chăng là chúng có sợ hãi đến lâu-dài. Phạm-Chí nối ngôi, lại cướp Nhật-Nam, bị Phạm-Tu đánh phá ở Cửu-Đức. Trọn đời Hậu-Nam-đế, không dám quay sang Bắc mà dòm vào Trung-châu. Thế mà nước nó cũng đã đông người, giầu của rồi!... Đến khi ấy, người bên Tùy tham của báu nước nó, cất quân sang đánh, giầy xéo quốc-đô! quấy hôi đền miếu! Tuy là một đám quân tham-lam, tàn-ác... Nhưng những giống mọi-rợ cướp phá dân văn-minh cũng nên cho có thế mới chừa!...
Mậu Dần,— năm đầu hiệu Vũ-Đức, đời Cao-Tổ Lý-Uyên bên Đường (618), mùa hè, tháng tư, Thứ-sử Khâm-châu là Nịnh-Trường-Chân[1] đem đất Uất-Lâm, Thủy-an theo về Tiên-Sằn[2]. Thái-thú Hán-Dương là Phùng-Áng
- ▲ Khâm-chân-chí của Chu-Xuân-Niên chép: « Trường-Chân là con Nịnh-Mãnh-Lực, Thứ-sử Khâm-châu. Mãnh-Lực chết Trường-Chân thay làm chức ấy. Trường-Chân có quân mạnh, gồm có cả mấy quận Uất-châu. Sau hàng với vua Đường. Từ đó Trung-quốc mới có đường thông sang hai châu Giao, Ái »
- ▲ Sử Cương-Mục chép: « Tiêu sằn là cháu bốn đời Lương Tuyên-đế. Năm thứ 13 hiệu Đại-Nghiệp đời Tùy Dạng-đế, khởi binh xưng là Lương-Vương. Đến năm thứ 2 hiệu nghĩa-Ninh đời Tùy Cung-đế, xưng là hoàng-đế, chiếm đất Đông từ Cửu-giang Tây đến Tam-Giáp, Nam tới Giao-chỉ, Bắc-giáp Hán-xuyên. Sau hàng với vua Đường ».