Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/8

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
10
NGO SI LIÊN

cách chức về làm thường-dân. Vài năm sau, Nhất, Vỉ phạm tội bị giết. Riêng Khuông ốm chết trước. Kịp khi Ngẫm mất, đại-tướng của Huy là Cam-Lễ, cùng với Hoàn-Trị, đem lại và dân cùng đánh Đại.

Đại đánh phá được chúng. Thế rồi bỏ Quảng-Châu, lại để là Giao châu như cũ. Đại tiến đánh Cửu-chân, chém và bắt lấy vạn mà kể.[1]

Tân-Hợi — năm thứ 9 hiệu K. H. bên Hán, và thứ 10 hiệu H. V. bên Ngô (231) — dân Mán ở Ngũ-Khê thuộc Vũ-Lăng bên Ngô làm loạn.[2]. Chúa Ngô, vì miền Nam đã yên vững, vời Thứ-sử là Lã-Đại về. Thái-Thú Hợp-Phố là Tiết-Tổng[3] dâng sớ nói rằng:

« Xưa kia vua Thuấn sang tuần-thú miền Nam, mất ở Thương-Ngô. Tần đặt Quế-Lâm, Nam-Hải, Tượng-quận.

Vậy thì bốn nước ấy nội-thuộc đã lâu. Triệu-Đà nổi lên ở Phiên-Ngu, vỗ-yên các chúa Bách-Việt tức là ở miền Châu-Nhai.[4] Vua Hiếu Vũ giết Lã-Gia; mở chín quận; đặt chức Thứ-sử Giao-Chỉ; dời các kẻ có tội ở Trung Quốc sang ở lẫn với dân bản-thổ; cho chúng học-qua chữ nghĩa, hiểu qua lễ-giáo.[5] Kịp khi Tích-Quang coi Giao Chỉ, Nhâm Diêm coi Cửu-Chân, dựng ra


  1. K.Đ.V.S. chép thêm: « ... Đại lại sai các kẻ giúp việc, đem giáo-hóa của Trung-quốc tuyên-truyền xuống miền Nam cùng các nước ngoài cõi. Vua các nước Phù-Nam, Lâm-ấp, Đường Minh đều sai sứ vào cống Chúa Ngô là Quyền khen công của Đại... » (Đường-Minh tức Đạo-Minh, tên nước, ở bờ biển, phía trong vịnh biển lớn, cách Nhật-Nam 7.000 dậm về phía Bắc).
  2. Việc này, K.Đ.V.S. chép là xẩy ra năm thứ 3 hiệu Hoàng-Long.
  3. K.Đ.V.S chép là « Tiết-Kính-Văn, sợ kẻ thay Đại không được người khá... » và chua: « Tiết người ở Trác-Ấp thuộc Bái-Quận. Lúc nhỏ nương nhờ người trong họ, lánh loạn sang Giao-châu. theo học Lưu Hy. Sau khi Sĩ-Nhiếp hàng với Tôn-Quyền, triệu Kính-Văn làm Ngũ-quan-Trung-lang-tướng, rồi thăng Thái-Thú Hợp-phố. Lã-Đại cất quân đánh Giao-châu, Kính-văn cùng đi với Đại, vượt biển sang đánh miền Nam »
  4. Châu-Nhai, K.Đ.V.S. chép là Châu-Quan, và chua: « Quận Hợp-Phố đời Hán, Ngô đổi tên là Châu-quan ».
  5. K,Đ.V.S. chép: « ... Đặt ra Thứ sử, để trấn-thủ, coi giữ chúng. Dời người Trung quốc sang ở lộn vào đó. Cho học qua chữ, biết tạm tiếng nói. Sứ trạm qua lại, xem thấy lễ hóa... »