Trang:DaiVietsukytoanthu2.pdf/95

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
101
DAI VIET SƯ KY TOAN THƯ

Đường (846) — Dân Mán miền nam[1] vào cướp. Vua Đường hạ chiếu cho Kinh lược sứ là Bùi-nguyên-Hựu đem quân các đạo láng giềng đánh dẹp được.

Đinh-Sửu. — năm thứ 11 hiệu Đại Trung đời Tuyên-Tông Thầm bên Đường (857) mùa Hè tháng tư, vua Đường sai Đại tướng quân coi vệ Hữu-thiên-Ngưu là Thu-Nhai làm kinh-lược sứ Giao-châu[2].

Mậu-Dần — năm thứ 12 hiệu Đ. T. bên Đường (858) — mùa Xuân, tháng giêng, vua Đường cho quan Phó của Khang-Vương là Vương-Thức làm Kinh-lược và Đô-hộ sứ Giao-châu[3]. Thức có tài-lược. Khi tới phủ, trồng thứ gỗ lát (?)[4] làm dậu. Bên ngoài đào hào sâu cho tiết nước ở trong thành. Ngoài hào trồng tre gai, giặc không thể xông vào được. Kén dậy quân lính rất là tinh-nhuệ. It lâu sau, giặc Mán miền Nam kéo đến đông, đóng ở bến Cẩm-Điền[5] cách châu-thành chừng nửa ngày đường. Thức ra ý an-nhàn, sai kẻ thông-ngôn bày tỏ lợi hại cho chúng rõ. Giặc Mán một đêm kéo đi hết, sai người từ tạ rằng: « Chúng tôi tự đi bắt lấy bọn Mán làm phản đó thôi, không phải sang ăn cướp đâu! » Lại có viên Đô-hiệu là La-hành-Cung. — Đô-hiệu tức là Đô-tướng, —


  1. K. Đ. V. S. chép là « dân rợ Nam-chiếu vào ăn cướp » và theo Đường thư thì việc xẩy vào hồi tháng chín. Theo sử Cương-mục của Tầu thì: « Nam-chiếu trước vốn là đất của dân Ai-lao ở miền Tây Diên-châu». Theo Địa lý chí đời Đường thì: « quận Vân-Nam thuộc Diên-châu, Đông Nam giáp Giao-Chỉ; Tây Bắc giáp Thổ-phồn. Tiếng Mán gọi chúa là « chiếu ». Trước gồm có sáu chiếu là: Mông-tuấn, Việt-tích, Lãng-Khung, Đằng-Diễm, Thi-lãng, Mông-Xá. Mông-Xá ở miền Nam hơn cả, nên gọi là Nam-chiếu. Đến đời Khai-Nguyên, chúa Nam-Chiếu là Bì-La-Hạp dần dần mạnh lớn, còn năm chiếu kia đều suy-yếu. Bèn lấy lợi dử viên Tiết-độ sứ Kiếm-Nam là ​Vương-Dục xin hợp sáu chiếu làm một. Triều-đình bằng lòng cho, và cho tên là Quy-Nghĩa. Từ đó dùng binh uy đánh dẹp các dân Mán, rồi đó phá rợ Thổ-Phồn, dời sang ở thành Thái-Hòa. Rút lại làm mối lo cho biên-cương ». Nam-chiếu truyện trong Đường thư chép: « Nam-chiếu, từ đời Khai Nguyên, Bì-La-Hạp hợp sáu chiếu làm một, trải truyền đến con Phong-Hựu là Tù-Long, năm đầu hiệu Hàm-Thông, lấn xưng là Hoàng-đế, đặt niên hiệu là Kiến-Cực, tên nước là Đại-Lễ. Thường sang cướp Giao-Châu luôn. Bị Cao-Biền đánh thua mới chạy về ».
  2. K.Đ V.S. chép thêm: « Khi ấy châu ta thường có mố lo ở ngoài biên... chưa bao lâu Nhai lại về Quảng-châu ».
  3. Theo Đường thư thì Thức quê ở Thái-Nguyên, đậu khoa « Hiền-lương phương chính ». Trong đời Đại-Trung làm Thứ-sử Tấn-châu, cứu sống được vài nghìn lưu-dân có tiếng là giỏi, nên được sang làm Đô-hộ An-Nam. Quan Đô hộ cũ, gặp khi ruộng đại hạn, còn hằng năm thu tiền làm hàng rào gỗ. Rào đã không bao giờ xong mà tiền thu càng gấp. Thức sang, lấy tiền thuế một năm, mua gỗ lát, rào khắp mười hai dậm. Bãi bỏ tiền ngoại về thuế hàng năm để cho bọn bình dân được thong thả...»
  4. Lát là tên một thứ rễ, làm dậu bền ​được vài chục năm. (K.Đ.V.S.)
  5. Không rõ ở chỗ nào.