Trang:Dai guong kinh.pdf/24

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
— 22 —

cọi sân thu, ngày thơ đôi chút; đời người đến quãng ấy là biến, cảnh-ngộ đến bước ấy là nghịch, gan vàng dạ ngọc, lúc ấy là lúc hơn kém nhau. Dẫu cho cấy nhiều buôn to, tiền buông thóc đặt, cũng chưa ở vững có yên lòng; huống chi nhà rách vách siêu, chân ngay tay cứng, được bữa sớm, không bữa tối. Khó lắm thay!

Sự cùng-khổ xưa nay quen vẫn bắt cho người ta phải ngã chí. Chữ trinh kia đáng giá nghìn vàng mà lúc túng thường khi phải bán rẻ! Nghĩ cho thiên-hạ lấy làm tiếc thời tự mình nên nghĩ lấy làm lo.

Cho nên, người con gái, nếu không có chức-nghiệp thời gặp cảnh hay cũng là dở, gặp cảnh dở càng dở. Chớ lấy giầu mà cậy của, chớ lấy nghèo mà ngán kiếp. Muốn cho được yên lành trong sạch, phải nên lấy chức-nghiệp làm cần; càng muốn cho danh-giá vẻ-vang, càng nên biết chức-nghiệp là trọng.

Phương-ngôn: Túng hay sinh làm liều.

DẪN TRUYỆN. — Hoàng-thị, chồng là người hay chữ, tên là Nguyên-Tường. Sau lúc chồng chết, nhà nghèo, các văn-chương không in ra được. Nàng ấy vừa chăn tầm, vừa làm thêu, cóp nhặt hơn mười năm được một món tiền để đem in văn thơ cho chồng. Tập văn ấy gọi là Minh-hạc-đường 鳴 鶴 堂. Có người lấy sự ấy làm hay, vịnh một bài thơ rằng:

«Trăm năm loan hạc đã xa;
Mười năm, tiếng hạc lại qua ở đời.
Tình kia kể biết mấy mươi!
Thêu hoa dệt gấm cho người cửu-nguyên.»

Như nàng Hoàng-thị, không những giữ vẹn đạo trinh-tiết, lại làm được nổi danh-giá, thỏa chí-nguyện cho chồng. Quí thay! Cũng là bởi có chức-nghiệp.