Trang:Dai guong truyen.pdf/34

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
32
đài gương truyện

Lễ đời xưa, bà vương-hậu, bà phu-nhân lên hầu vua, có sai người cầm đèn; đến phòng, bỏ đồ ăn mặc chầu, mặc đồ thường, rồi hầu vua. Gà gáy, quan coi về bộ nhạc đánh trống để báo sáng; bà hậu, bà phu-nhân dậy, đeo ngọc[1] mà đi ra,

Kẻ dịch có nhời bàn rằng:

Người đàn bà, thân yêu vì sắc, bền trọng vì đức. Như đức tính nàng Khương-hậu, vua nào khinh.

姜齊文晉

16. — NÀNG TỀ-KHƯƠNG VỢ VUA VĂN NƯỚC TẤN

Vua Văn-công nước Tấn, tên là Trùng-Nhĩ, khi còn làm công-tử, gặp lúc trong nhà loạn, phải cùng người cậu là Tử-Phạm chạy lánh nạn sang nước Địch; rồi đi đến nước Tề. Vua Hoàn-công nước Tề là một bực anh-hùng trong đời ấy, đương làm trùm-trưởng các chư-hầu, có bụng trọng công-tử Trùng-Nhĩ, lấy con gái tôn-thất là nàng Tề-Khương gả cho, đãi một cách rất hậu. Vua Hoàn-công chết, vua Tề nối lên là Hiếu-công, sức nước yếu kém mà tình ý đãi với Trùng-Nhĩ không được như xưa. Trùng-Nhĩ biết khó nhờ để mưu sự phục quốc, bảo ý Phạm muốn đi; nhưng lo ngại khó quyết, đem nhau ra ở gốc dâu cùng ngồi để bàn việc. Đứa thiếp hái dâu ở trong bãi, về mách nàng Tề-Khương. Tề-Khương sợ hở truyện, liền giết bỏ đứa thiếp ấy mà nói bảo công-tử rằng:


  1. Người đời xưa có đeo ngọc, một là lấy vì nghĩa trong sạch, có trinh tiết; hai là để giữ cách đi đứng cho có chừng-mực dịp-dàng. Nghe tiếng ngọc khoan hòa hay kíp bách thời biết sự đi đứng ung-dung hay vội-vàng.