Trang:Dai guong truyen.pdf/60

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
58
đài gương truyện

Vợ Kiềm-Lâu nói: — Lệch mà thừa, sao bằng ngay mà thiếu. Tiên-sinh tôi ngày xưa, chỉ lấy vì rằng không chếch lệch, cho nên đến nay mới như thế. Lúc sống không chếch lệch, chết mà làm cho ra chếch lệch, sợ rằng không hợp ý của Tiên-sinh.

Tăng-Sâm không giả nhời lại được, rồi nhân làm lễ khóc. Khóc xong, nói rằng:

— Giời làm Tiên-sinh đã qua thác đi như thế này, nay lấy chữ gì đặt tên thụy[1]?

Người vợ nói: — Xin đặt là chữ Khang (康 nghĩa là vui).

— Khi Tiên-sinh còn sống, ăn không đủ chắc dạ, áo không đủ che mình; chết thời chân tay không trùm kín, bên cạnh không có rượu thịt. Sống không được cái ngon, chết không được cái vinh; còn vui gì chăng nữa? mà đặt lên thụy là Khang ru!

— Ngày xưa Tiên-sinh tôi, vua từng muốn giao việc trong nước cho, cho làm quan tướng-quốc; Tiên-sinh chối mà không làm. Tiên-sinh mà làm ra thời sang lắm; Tiên-sinh chối mà không làm, vậy là sang có thừa. Vua từng cho thóc ba mươi tạ; Tiên–sinh chối mà không nhận. Tiên-sinh mà nhận ra thời cũng giầu lắm; Tiên-sinh chối mà không nhận, vậy là giầu có thừa. Người như Tiên-sinh tôi, cho cái vị nhạt-nhẽo của thiên-hạ làm ngon, lấy cái ngôi hèn thấp của thiên-hạ làm yên; không áy-náy vì nỗi nghèo hèn, không giục lòng


  1. Lễ, người đã chết đi rồi, người sống xét xem cái đức tính trong một đời người ấy mà đặt rút lấy một hai chữ làm tên, gọi tên ấy là tên thụy.