Trang:Dictionarium Anamitico-Latinum.pdf/47

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
xxxix

COMPENDIUM VERSIFICATIONIS ANAMITICÆ.

Cùm ad texendum versus in quaalibet linguâ necessaria sit istius linguæ perfecta cognitio, pauca igitur et sufficientia ad propositum nostrum dicemus, ut qui linguam anamiticam apprimè callent, et præsertim si ipsis sint faciles in carmina musæ, pro suo libitu possint verba numeris nectere.


Lược bày niêm luật làm vãn làm thơ.

Tiếng nào tiếng nào mặc lòng ai rõ tiếng ấy toàn hảo thì mới làm vãn làm thơ cho nhằm phép ; vậy ta sẽ dón một ít điều vừa đủ, hầu ngừơi có tài có trí mà làm việc ấy đặng hay niêm luật ấy.

Trong tiếng an nam có hai dấu chỉ vần nào vắn, vần nào dài ; vần vắn gọi là trắc, vần dài gọi là bình. Các tiếng có dấu nặng, sắc, hỏi, và ngã, thì vần ấy gọi là trắc (brevis accentus.) và các tiếng có dấu huyền hay là chẳng có dấu gì, thì vần ấy gọi là bình (accentus longus.) Vậy trứơc hết ta sẽ nói về cách làm vãn (compositio metrica.) vì dễ hơn, đoạn sẽ nói về cách thức làm thơ (carmen.) Thừơng lề khi đặt vãn thì câu trước phải có sáu chữ, câu sau thì tám chữ. Có ca rằng : nhứt, tam, ngũ, bất luận ; nhì, tứ, lục, phân minh, nghiã là phải cứ niêm luật như cách thức dưới nầy, ấy luật về câu thứ nhứt gọi là câu trứơc ; bằng về câu sau thì ca rằng : nhứt, tam, ngũ, thất, bất luận, nhì, tứ, lục, phân minh, hãy xem bài sau nầy.

Vãn.




1 Đội ơn chúa cả ba ngôi,
Trắc, bình, trắc, trắc, bình, bình,
Trīnō ūnīquĕ Dĕō prōmō dē pēctǒrĕ grātēs,
2 Dựng nên muôn vật cho tôi hưởng dùng,
Trắc, bình, bình, trắc, bình, bình, trắc, bình,
Usūs ād nōstrōs clēmēns cūnctă crĕāns,
3 Chúa thỉ chung,
Trắc, bình, bình, trắc, bình, bình,
Omnĭpŏtēns sĭnĕ prīcĭpĭō sĭnĕ finĕ mănēbit,
4 Thường sinh thường vượng không cùng không sai,
Bình, bình, bình, trắc bình, bình, bình, bình,
Mōrtĕ cărēns, scēptrō frēnāt cūnctă sũō,
5 Chúa toàn đức toàn tài,
Trắc, bình, bình, trắc, bình, bình,
Nūmēn pērfēctūm nūmēn sūmmēqŭe pĕrītūm,
6 Suốt trong trời đất không ai tày.
Trắc, bình, bình, trắc bình, bình, trắc, bình.
Nōn sĭmĭlis cælo vēl qūa tērraw pătēt.

Chữ thứ nhứt là chữ Đội thì nên đặt trắc hay là bình ; song đặt trắc thì tốt hơn, vì chữ ấy là chữ mở câu cùng là chữ đầu bài vãn. Chữ thứ hai là Ơn, thì phải đặt bình mà thôi. Chữ thứ ba là Chúa, thì thường lề phải đặt trắc, song nếu chữ ấy làm cho trái nghĩa thì đặt bình cũng đặng. Chữ thứ bốn là Cả thì phải đặt chữ trắc. Chữ thứ năm là Ba thì phải đặt bình, nếu chữ ấy làm cho trái nghiã thì đặt trắc cũng đặng. Chữ thứ sáu là Ngôi thì phải đặt bình mà thôi, ấy về câu trên là câu sáu chữ thì làm vậy. Ta nói về câu dưới là câu tám chữ. Chữ thứ nhứt là Dựng. Chữ thứ ba là Muôn. Chữ thứ năm là Cho. Chữ thứ bảy là Hưởng, thì bốn chữ ấy bất luận tiếng bình hay là trắc ; bằng chữ thứ hai là Nên, thì phải đặt bình mà thôi. Chữ thứ bốn là Vật, thì phải đặt tiếng trắc. Chữ thứ sáu là Tôi thì phải cho bình và phải đặt một tiếng cho hạp một vận cùng tiếng thứ sáu trong câu trước như ngôi và tôi. Chữ thứ tám là Dùng, thì phải cho bình ; đến hai câu kế theo thì cũng phải giữ các đều như trước. Song có một đều nầy phải lo cẩn thận là bây giờ đặt chữ thứ sáu trong câu thứ ba là Chung, thì phải cho tiếng hạp vận cùng chữ thứ tám trong câu thứ hai là Dùng ; lại phải lo cho chữ thứ sáu trong câu thứ bốn hạp vận cùng chữ thứ sáu trong câu thứ ba như Cùng và Chung ; phải cứ làm vậy luôn cho đến cùng vãn, chẳng có sự gì lạ khác.


Niệm luật làm thơ

Có ca rằng : nhứt, ta, thì bất luận ; nhì, tứ, ngũ, lục, phân minh ; nghiã là chẳng phải giữ chữ thứ nhứt