Trang:Dictionarium Anamitico-Latinum.pdf/48

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này cần phải được hiệu đính.
xl

và thứ ba, song phải giữ chữ thứ hai, thứ bốn, thứ năm, thứ sáu cho nhặt. Vậy khi làm thơ có hai cách, một là cách mở bình ; hai là cách mở trắc. Lại trong một bài thơ, thì có bốn câu, gọi là bốn cặp cũng là tám hàng, gọi một hàng là nửa câu ; câu thứ nhứt gọi là câu mở ; câu thứ hai gọi là câu trạng ; câu thứ ba gọi là câu luận ; câu thứ bốn gọi là câu kết. Lại mỗi câu phải có một cặp mới thành một câu. Ta sẽ nói về cách làm thơ gọi là cách mở bình.


Phán xét công bình thơ.

1

Hãi hùng kinh khiếp hỡi ngừơi ta,
Hei mihi! cunctorum subitus tremor occupat artus,
Chúa xét công bình chẳng thứ tha,
Ecce venit judex strictè jura ferens,

2

Công bẵng mũi lông không khuất lấp.
Ut meritum vitas hominumque et crimina quærat.
Tội dầu hơi thở cũng nghiêm tra,
Ipsum etiam fugiet nusquam culpa levis,

3

Bấy giờ ngãi tử giao thần thánh,
Turba ministra Dei fidos assumit amicos,
Khi ấy tội nhơn phú qủi ma.
Aufert peccato fœdum inferna cohors.

4

Bỡi đó mười răn tua nắm giữ,
Ergo jussa Dei servemus mente fideli,
Rượu trà cờ bạc chớ mê sa.
Alea luxuries vinumque ite procul.

Ta cắt nghiã cách thứ ấy từng đều cho rõ hơn ; trong nửa câu trước thì kẻ làm thơ phải xem trong đề thơ ấy nói về sự gì cho đặng đặt tiếng hạp ý bài thơ ấy, hầu cho nửa câu sau gọi là câu vào đề, đặng rước lấy ý mà đem vào đề cho thật việc nói ; trong nửa câu trạng trước gọi là câu trạng thượng, phải nói tích thật và các lẽ trong bài thơ ấy cho rõ ràng ; lại phải lo cho nửa câu trạng sau gọi là câu trạng hạ đặng tiếng đối nửa câu trạng trước. Trong câu luận trước gọi là câu luận thượng, thì phải bàn lại lẽ hay là sự gì trong bài thơ ấy ra làm sao. Lại trong câu luận hạ là nửa câu sau, khi luận lẽ phải lo mà đặt trong cây ấy tiếng đối nửa câu trước là câu luận thượng, chẳng những phải đối cho xứng tiếng mà lại phải đối xứng ý nữa, như nên xem trong bài mở bình đã viết trên. Trong câu kết phải nói kết lại lẽ trong bài thơ ; hoặc bài chỉ sự tốt thì phải khen và khuyên bắt chước, hoặc bài chỉ sự xấu thì phải chê và khuyên đừng bắt chước, hoặc bài chỉ sự dữ, hay là phần phạt tội, thì phải khuyên xa lánh sự ấy và khuyên làm lành cho đặng phần thưởng, &c. Lại có một đều nầy phải giữ cho nhặt, là đừng đặt chữ cho trùng tiếng hay trùng ý trong bốn cặp ấy : ấy vậy khi muốn đặt thơ cách mở bình, thì trong nửa câu trước là Hãi hùng kinh khiếp hơi ngừơi ta ; thì phải đặt chữ thứ hai, thứ sáu, thứ bảy cho bình, mà chữ thứ bốn, thứ năm cho trắc, ấy là nữa câu trước thì làm vậy, đến nửa câu sau là Chúa xét công bình chẳng thứ tha, thì phải giữ chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu cho trắc, và chữ thứ bốn cùng là chữ thứ bảy cho bình. Trong câu trạng thượng là Công bẵng mũi lông không khuất lấp, thì phải đặt chữ thứ hai, thứ sáu, thứ bảy cho trắc, và chữ thứ bốn, thứ năm cho bình. Trong nữa câu trạng là câu trạng hạ như Tội dầu hơi thở cũng nghiêm tra ; thì phải đặt chữ thứ hai, thứ sáu, thứ bảy cho bình, và chữ thứ bốn, thứ năm trắc, song chữ rốt trong câu nầy thì phải hạp một vận cùng chữ rốt trong câu vào đề, mà câu vào đầu phải hạp một vận cùng câu mở như ngừơi ta, tha, lại cũng phải lo cho chữ rốt trong câu luận hạ, và chữ rốt trong câu kết hạ hạp một vận cùng các chữ rốt mới kể đó, như ma, sa, hạp vận cùng ta, tra, tra. Ta nói đến câu thứ ba gọi là câu luận thượng là Bấy giờ ngãi tử giao thần thánh, thì phải giữ chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu cho bình, và chữ thứ bốn, thứ bảy cho trắc. Đến nửa câu sau gọi là câu luận hạ là Khi ấy tội nhơ phú qủi ma, thì phải giữ chữ thứ hai, thứ năm, thứ sáu cho trắc, và chữ thứ bốn, thứ bảy cho bình. Qua câu thứ bốn là câu kết thượng nhữ Bỡi đó mười răn tua nắm giữ, thì phải đặt chữ thứ hai, thứ sáu, thứ bảy cho trắc, và chữ thứ bốn, thứ năm cho bình ; đến nửa câu sau là câu kết hạ như Rượu trà cờ bạc chớ mê sa ; thì phải đặt chữ thứ hai, thứ sáu thứ bảy cho bình, và chữ thứ bốn, thứ năm cho trắc ; ấy là cách làm thơ khi mở bình thì làm vậy. Bây giờ ta nói đến luật phép làm thơ các mở trắc.