Trang:Dong Duong xua va nay.pdf/22

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
18
 

đến Mã-lai-di, và người Hon-lăng (Hollandais) đến Bắc-kỳXiêm-la.

Đến sau người Pháp, nhất là về hồi vua Lô-Y thập-tứ trị-vì (Louis XIV) mới đến Diến-Điện, đến Xiêm-la. Ở hai nơi này người Pháp khi ấy đã có một cái thế-lực quan-trọng. Về sau nữa, người Pháp mới đến Nam-kỳBắc-kỳ.

Một thế-kỷ về sau, cái thế-lực chinh-phục[1] của người An-nam cứ dần dần suy-yếu đi, là vì nhiều lẽ. Lẽ thứ nhất là cái khí-hậu nóng phía Nam làm cho nòi-giống yếu ớt, cái quyền cai-trị trong nước thì vào tay những nhà nho. Những ông nho-học này vì mê-man về cái học khoa-cử của Tàu quá nên hễ có cái gì dính-dáng đến ngoại-quốc, và có sự gì mới lạ là nhất-quyết phản-đối.

Một lẽ nữa là người An-nam đã trễ-nải không nghĩ đến sự chinh-phục quan-trọng hơn, là sự chinh-phục Tạo-vật. Người An-nam lúc ấy mà ra khỏi ruộng nương của mình ở nơi đồng-bằng thì tưởng như mình không phải là ở trong nước mình nữa rồi. Thế cho nên ở những nơi sơn-cước[2] những nòi-giống cổ sinh-nhai một cách độc-lập và rã-man.

Vua Gia-Long dựng được một nước cường-thịnh là nhờ được mấy người Pháp có tài hết sức giúp, chứ không phải là nhờ Chính-phủ Pháp, vì lúc ấy Chính-phủ Pháp lưỡng-lự không muốn dính dáng vào việc của những dân-tộc khác. Khốn thay, những nhà nho khi ấy có ý ghen ghét và về đời vua Minh-Mạng những người Pháp có tài ấy phải bỏ nước Nam mà về cả. Thế là nước Nam lại đứng vào cái vòng văn-minh cổ, lại cứ giữ những lễ-tục xưa và cái nho-học khoa-cử của Tàu. Lúc này thì những vua Xiêm hết sức làm cho thần-dân trong nước biết những tư-tưởng tối-tân và thu-thập lấy những cái hay của văn-minh Âu-châu.

Tuy thế nhưng người An-nam lúc ấy cũng vẫn theo đuổi sự chinh-phục xứ Cao-Miên. Dân-tộc này khi trước cũng đã có một nền văn-minh rực rỡ lắm và có nhiều đức-tính rất hay, rồi sau vì mất nghị-lực và theo cái luật dùng ít nỗ-lực, nên mấy bị suy-đồi. Nhưng mà lúc ấy người Xiêm cũng tìm cách xâm-chiếm nước Cao-Miên. Cái văn-minh hai nước này giống như nhau. Như vậy thì sự sung-đột của người An-nam với người Xiêm không tài nào tránh được.

Về thời ấy, nước Xiêm đã bắt đầu cải-tân việc cai-trị, việc lục-binh và thủy-binh trong nước rồi, còn nước Nam thì theo những vua nối ngôi vua Gia-Long lại quoay lại bước suy-đồi. Nếu nước Pháp không

  1. Chinh-phục = dùng binh lực mà chiếm.
  2. Nơi sơn-cước = nơi có nhiều núi non, rừng rú.