Trang:Dong Duong xua va nay.pdf/26

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được phê chuẩn.
22
 

Tuy đối với sự mờ-mịt của nhiều người trong xứ này vẫn coi tình-thế xã-hội là bất-dịch[1], vứt bỏ hết những tư-tưởng, những phương-pháp và những sự sáng-tạo của Tây-phương, lại dương dương tự-đắc đến nỗi con cháu cũng không hiểu ra sao, nước Pháp đã nhiều lần lưỡng-lự, đến sau mới định cai-quản cả toàn xứ.

Lúc ấy nước Pháp chinh-phục rất là mau chóng tất cả địa-hạt và tất cả các nòi-giống, và bắt nước Xiêm phải bỏ những địa-hạt ở phía Đông sông Cửu-long và xứ Lào. Thế là nhờ có nước Pháp cho nên hai nòi-giống TháiAn-nam đáng lẽ cùng nhau chinh-chiến lai-nhai mãi thì nay điều được hưởng cuộc thái-bình.

Nước Pháp đã phí-tổn nhiều người và của để trừ giặc Khách. Nhờ có những thổ-nhân ở miền sơn-cước Bắc-kỳ, nước Pháp mới đuổi hết tàn-quân giặc Khách và mới ngăn được chúng không giám trở lại địa-hạt Bắc-kỳ nữa. Ngày nay nước Tàu lại đang nội loạn, nhưng nước Pháp có nhiều cách rất diệu để giữ gìn trật-tự ở biên-thùy.

Người Tàu sợ hãi nước Pháp, người Xiêm là đồng-minh chung-thành của nước Pháp. Nước Pháp lại còn giữ trật-tự cho các dân-tộc ở cái phần đất trong cõi Đông-dương này đã tùng-phục mình, phần đất ấy là Đông-pháp vậy.

Nay ta chỉ xét cái phần đất ấy thôi.

Người An-nam là một dân-tộc nhiều hơn cả và cần-mẫn hơn cả.

Người An-nam có đến ba phần tư cái số 20.000.000 nhân-dân trong xứ này. Như lời chúng tôi đã nói thì người An-nam khi trước đã trục-xuất những dân-tộc rất là văn-minh nhưng sau hèn yếu, như người Chàm và người Ca-Me. Người An-nam chỉ chiếm lấy những thung-lũng thấp và những đồng-bằng ở trung-châu thôi. Vì vậy nên người An-nam chỉ ở một phần rất ít trong địa-hạt. Một phần to thì người Cao-Miên, người Thái, người Thổ, người Mường, người Mèo và những người rợ-mọi ở. Những người này ước chừng có đến ngót triệu. Độ ít lâu nay đã có ít nhiều người lái-buôn An-nam dám mạo-hiểm lên buôn bán ở những nơi sơn-cước. Người An-nam ở về phía Nam rất sợ hãi những quân rợ-mọi, và ước chừng ba mươi năm nay, quân rợ này thường bắt trộm người An-nam đem sang Xiêm bán làm nô-lệ.

Những rừng rộng mênh-mông, những đồi um-tùm cây cối, những nơi này cũng như nhiều xứ không trồng giọt cầy cấy gì cả. Như Âu-châu khi xưa cũng có nhiều miền rất độc, thường sinh ra chứng sốt rét rừng. Ngày sau nhờ về sự trồng-giọt nên khí-hậu những miền này không độc như xưa.

  1. Bất-dịch = không thay đổi.